Skip links

Xét nghiệm viêm gan B được chỉ định khi nào?

Bạn được bác sĩ chỉ định đi làm xét nghiệm viêm gan B. Bạn hoảng sợ không biết mình bị bệnh gì mà bác sĩ lại chỉ định làm xét nghiệm? Vậy nếu bạn lần đầu nghe đến căn bệnh này, hãy để chúng tôi giải thích cho bạn biết cơ thể bạn có những dấu hiệu gì mà bác sĩ lại chỉ định làm xét nghiệm viêm gan B.

Viêm gan B là bệnh gì?

Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm về gan có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có tới 600.000 người tử vong vì căn bệnh này. Số lượng người mắc bệnh rất cao, lên đến 300 triệu người.

Tác nhân gây bệnh là do virus HBV tấn công làm tổn thương đến tế bào gan một cách thầm lặng. Viêm gan B là căn bệnh có thể lây truyền qua người thông qua đường máu, đường tình dục hoặc di truyền từ mẹ sang con.

xét nghệm viêm gan B
xét nghệm viêm gan B

>> Xem thêm: Viêm gan B lây qua những con đường nào?

Khi nào bác sĩ cần chỉ định xét nghiệm viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm nhưng dấu hiệu nhận biết lại không rõ ràng đặc trưng và thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Khi bạn có các dấu hiệu sau, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm viêm gan B

Sốt

Sốt là tình trạng hay gặp mà ai cũng đã từng mắc. Sốt cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc bệnh viêm gan B. Nếu bạn thường xuyên bị sốt không rõ nguyên nhân, từ sốt nhẹ đến sốt cao thì đó có thể là triệu chứng của viêm gan B cấp tính. Bạn không nên chủ quan với dấu hiệu này. Nếu sốt và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác dưới đây, hãy tiến hành đi khám và xét nghiệm viêm gan B để có kết quả rõ ràng nhất.

Sốt cũng có thể là dấu hiệu của viêm gan B
Sốt cũng có thể là dấu hiệu của viêm gan B

Rối loạn tiêu hóa

Gan cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa. Vì thế nếu gan không khỏe mạnh sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và hấp thụ. Một số biểu hiện của rối loạn tiêu hóa khi bị viêm gan B là đầy bụng, phân lỏng, khó tiêu, phân nát,.. Nếu viêm gan B kèm theo ứ mật, người bệnh sẽ đi ngoài có phân màu bạc. Nếu chú ý quan sát và để ý, bạn sẽ thấy sớm nhận biết được những dấu hiệu của viêm gan B.

Mệt mỏi, chán ăn

Giai đoạn đầu, bệnh nhân nếu bị viêm gan B sẽ có các dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, sút cân… Triệu chứng này xuất hiện tùy vào cơ địa mỗi người và mức độ cũng khác nhau. Có người chỉ cảm thấy mệt mỏi, uể oải không muốn làm gì. Có người lại ăn không thấy ngon, chán ăn.

Vàng da

Thường đến khi xuất hiện biểu hiện vàng da, người bệnh mới bắt đầu cảm thấy bất thường và lo sợ. Khi bị vàng da, nghĩa là viêm gan B đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn. Nó bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng của gan. 

Sắc tố bilirubin gây vàng da, vàng mắt
Sắc tố bilirubin gây vàng da, vàng mắt

Khi bị ảnh hưởng, gan không thể thực hiện được chức năng chuyển hóa của nó một cách hiệu quả. Vì thế, các sắc tố bilirubin không được chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Chúng tích tụ lại trong máu và lắng đọng ở da gây biểu hiện vàng da, vàng mắt. Do đó, nếu thấy dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Nước tiểu vàng

Khi dấu hiệu vàng da đã xuất hiện thường đi đôi với nước tiểu cũng có màu vàng. Đây cũng là do gan không lọc được bilirubin và tích tụ trong nước tiểu. 

Tuy nhiên, đôi khi bệnh nhân có nước tiểu màu vàng sẫm nhưng da không bị vàng thì họ cũng khá băn khoăn không biết mình có bị viêm gan B không. Thực chất, nước tiểu vàng còn do nhiều nguyên nhân khác nữa. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, bạn cũng không nên chủ quan mà hãy đi khám sức khỏe tổng quát để được phát hiện kịp thời.

Đau tức bụng vùng gan 

Nếu bạn thường xuyên bị đau tức vùng bụng hạ sườn bên phải, đau kéo dài thì đó có thể là dấu hiệu của viêm gan B. 

Bệnh nhân viêm gan B thường bị đau vùng bụng hạ sườn bên phải
Bệnh nhân viêm gan B thường bị đau vùng bụng hạ sườn bên phải

Quy trình xét nghiệm viêm gan B

Để làm xét nghiệm viêm gan B, bác sĩ cần lấy máu của người bệnh. Mẫu máu này có thể được lấy tại phòng khám của bác sĩ rất đơn giản. Để chẩn đoán viêm gan B chỉ cần một mẫu máu. Nhưng phải làm 3 xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

  • HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B)
  • HBsAb hoặc anti-HBs (kháng thể bề mặt viêm gan B)
  • HBcAb hoặc anti-HBc (kháng thể lõi viêm gan B)

Ngoài ra, bác sĩ có thể làm thêm xét nghiệm khác như HBeAg, Anti-HBe, Anti-HBc IgM để chẩn đoán xét nghiệm viêm gan B.

Lấy máu xét nghiệm virus viêm gan B
Lấy máu xét nghiệm virus viêm gan B

Trước khi làm xét nghiệm, bạn nên uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, loại bỏ chất độc hại. Tuyệt đối không dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein,… rất có hại cho gan. Tốt nhất nên làm xét nghiệm vào buổi sáng để có kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?

Chúng ta thường hay quan niệm rằng lấy máu xét nghiệm phải nhịn ăn để có kết quả chính xác. Điều này chỉ đúng trong từng loại xét nghiệm. Có những xét nghiệm máu không cần phải nhịn ăn vẫn cho kết quả chính xác.

Xét nghiệm máu để xác định virus viêm gan B tùy vào từng loại xét nghiệm kháng thể kháng nguyên mà có yêu cầu nhịn ăn không. Cụ thể:

  • Xét nghiệm cần nhịn ăn: sinh thiết gan, đo men gan, xét nghiệm Anti-HBC, HBeAG
  • Xét nghiệm không cần nhịn ăn: xét nghiệm HBsAG, anti-HBs. Đây là hai loại xét nghiệm viêm gan B phổ biến nhất cần tiến hành.

Như vậy, tùy vào từng loại mà xét nghiệm viêm gan B có yêu cầu nhịn ăn hay không. Nếu bạn chưa biết mình cần làm xét nghiệm gì thì tốt nhất nên nhịn ăn. Hoặc bạn có thể hỏi trước ý kiến của bác sĩ.

Trên đây là những điều cần biết về dấu hiệu mắc bệnh viêm gan B và những điều cần lưu ý về căn bệnh này. Khi được xác định nhiễm virus viêm gan B, bạn cần làm theo chỉ dẫn của các y bác sĩ về chế độ ăn uống, thuốc điều trị hoặc can thiệp điều trị. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.

This website uses cookies to improve your web experience.