Viêm loét dạ dày căn bệnh tiêu hóa khá phổ biến và ẩn chứa nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Hiện nay, căn bệnh này đã “xâm nhập” vào cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là người trẻ tuổi – Những người có thói quen sinh hoạt không điều độ. Căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để hiểu đúng bệnh viêm loét dạ dày là gì và đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Viêm loét dạ dày là gì?
Rất nhiều người đã từng nghe tới căn bệnh viêm loét dạ dày. Nhưng sự thực, không phải ai cũng hiểu sâu về bệnh viêm loét dạ dày là gì.

Theo Wikipedia, viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc bên trong dạ dày bị viêm, loét. Các vết loét này có thể xuất hiện tại phần ruột non, đôi khi có thể sẽ xuất hiện dưới thực quản. Tùy theo các vị trí bị viêm, loét sẽ có tên gọi khác nhau.
- Viêm dạ dày (đau dạ dày)
- Viêm hang vị
- Viêm tâm vị
- Viêm bờ cong nhỏ (Loét bờ cong nhỏ)
- Loét hang vị
- Loét tiền môn vị
- Viêm loét tá tràng (hành tá tràng)
Trong đó, tình trạng viêm loét ở dạ dày thường có mật độ cao gấp 4 lần so với viêm loét tá tràng. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ giới tính nào, độ tuổi nào. Thậm chí có thể phát triển theo năm tháng, từ nhỏ đến lớn và sẽ gây ra những hệ lụy, biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày
Hiểu rõ khái niệm viêm loét dạ dày thì “nhiệm vụ” tối quan trọng tiếp theo chính là tìm hiểu nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì.
Theo nghiên cứu từ các chuyên gia hàng đầu, có 6 nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày. Cụ thể:
1. Do vi khuẩn HP

Một trong những tác nhân chính gây nên bệnh viêm loét dạ dày chính là vi khuẩn HP. Đây là một loại xoắn khuẩn sống bên trên lớp nhầy niêm mạc dạ dày.
Dưới sự phát triển của vi khuẩn HP, dạ dày sẽ tự sản sinh ra lượng acid dịch vị dày đặc hơn. Điều này khiến cho người bệnh gặp các chứng rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến quá trình co bóp, tiêu thụ thức ăn của dạ dày.
Theo thống kê, có tới 70% – 90% người mắc viêm loét dạ dày do khuẩn HP gây ra. Loại vi khuẩn này sẽ xuất hiện ở bất kỳ đâu và có khả năng lây truyền.
Chúng thậm chí còn xuất hiện trong vật dụng sinh hoạt hàng ngày như đồ đựng thức ăn, bàn chải đánh răng,…thậm chí là nụ hôn. Thực phẩm không sạch cũng là một trong những nguyên nhân khiến loại vi khuẩn này “lộng hành”.
2. Nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì: Do sử dụng thuốc điều trị bệnh

Thuốc tưởng chừng là “phao cứu cánh” khi mắc bệnh. Nhưng sự thật rằng, sử dụng quá nhiều thuốc Tây trong một thời gian dài lại chính là nguyên nhân viêm loét dạ dày và làm rối loạn chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Thuốc thường gây nên sự ức chế enzym cyclooxygenase. Điều này sẽ tạo điều kiện cho dịch vị bào mòn lớp niêm mạc ở dạ dày và lâu ngày sẽ khiến cho chúng tổn thương. Rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết.
Có thể điểm danh ba loại thuốc chủ yếu khiến niêm mạc dạ dày tổn thương như:
- Nhóm axit acetylsalicylic
- Nhóm thuốc chống viêm, chữa khớp
- Nhóm thuốc hormone
Khi sử dụng các loại thuốc này, bạn cần chú ý uống theo chỉ dẫn của bác sĩ và tốt nhất nên uống sau khi ăn để hạn chế sự ảnh hưởng của thuốc lên niêm mạc dạ dày.
3. Nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì: Do tâm lý, stress

Trạng thái tâm lý cũng là một phần nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Những cảm xúc tiêu cực “đeo bám” sẽ tác động mạnh mẽ đến hệ thần kinh trung ương. Nhưng cảm xúc này kích thích cơ thể sản xuất nên một lượng lớn axit hydrochloric và pepsi khiến dạ dày co thắt liên tục và gây ảnh hưởng không nhỏ đến niêm mạc.
4. Chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống
Nguyên nhân viêm loét dạ dày là gì? Đó chính là chế độ sinh hoạt thiếu khoa học. Một thói quen xấu cần bỏ để tránh mắc viêm loét dạ dày.
- Ăn không đúng bữa: Hầu hết, tình trạng viêm loét dạ dày của người bệnh càng nặng hơn là do việc ăn uống không đúng bữa. Bữa no bữa đói. Khi đói, nồng độ axit hydrochloric sẽ tăng cao và khiến cho dạ dày “tự tiêu hóa” niêm mạc. Khi ăn uống thất thường bệnh sẽ càng trở nặng hơn và gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư dạ dày.
- Ăn quá no: Khi thấy một món ăn ngon, con người sẽ có xu hướng ăn thật nhiều tới khi no căng bụng. Hoặc có một số người có thói quen bổ sung dinh dưỡng, ăn quá nhiều vào buổi tối và trước khi ngủ. Việc này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn kích thích niêm mạc dạ dày tiết lượng lớn axit hydrochloric gây nên tình trạng viêm loét dạ dày.
- Ăn nhanh, vừa ăn vừa xem: Thức ăn khi được tiêu hóa sẽ trải qua 3 giai đoạn. Bao gồm ngâm mềm – nghiền nát – tiêu hóa. Vì thế, việc ăn quá nhanh khiến cho thức ăn không được nhai kĩ, nghiền nhỏ. Điều này gây lên áp lực lớn cho dạ dày. Kéo dài thời gian trữ thực phẩm, thậm chí là không thể tiêu hóa kịp và gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Sử dụng rượu bia: Không phải tự dưng mà các chuyên gia luôn khuyến cáo mọi người nên hạn chế sử dụng rượu bia. Rượu bia ngoài việc làm dạ dày tổn thương nặng nề còn có thể gây xơ gan và viêm tuyến tụy mãn tính.
- Nguyên nhân khác: Bệnh lý như viêm phổi, bạch cầu, xơ gan, thận,..hoặc do hóa chất,…
Triệu chứng viêm loét dạ dày là gì?
Biết được triệu chứng viêm loét dạ dày là gì sẽ tìm ra được cách điều trị viêm loét dạ dày phù hợp.
Hầu hết các biểu hiện viêm loét dạ dày đều rất dễ nhận biết. Các triệu chứng thường đến bất ngờ và biểu hiện bằng các cơn đau bụng liên tục. Đặc biệt là khi đói, quá no hoặc bạn dung nạp vào cơ thể thực phẩm cay nóng, chứa nhiều axit, rượu bia,…Một số triệu chứng viêm loét dạ dày phải kể đến như:
- Bụng đói cồn cào, cảm giác nóng rát, đầy bụng rất khó chịu.
- Buồn nôn – đây là dấu hiệu viêm loét dạ dày rất dễ thấy khi ăn no
- Khó tiêu, chướng bụng. Luôn có cảm giác nặng bụng
- Ợ chua, ợ nóng, ợ hơi
- Hơi thở có mùi, đắng miệng khi ngủ dậy
- Chán ăn, ăn không ngon miệng khiến cân nặng giảm sút rõ rệt
- Mất tập trung, cơ thể mệt mỏi, uể oải
- Nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng 40 độ
- Đau quặn bụng từng cơn, tiêu chảy.
Những biểu hiện này có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào. Đặc biệt sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn vào ban đêm, khi no, đói,….
Viêm loét dạ dày nên uống thuốc gì?
Viêm loét là căn bệnh phổ biến. Hiểu được nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày là gì, đồng nghĩa với việc tới gần hơn với phương thức điều trị bệnh hiệu quả.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo các phương thức điều trị bằng Đông Y mà cũng có thể đến thăm khám và điều trị bằng thuốc Tây. Nhưng đâu mới là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả?
1. Với Tây Y
Hiện nay, có một số loại thuốc được sử dụng trong việc điều trị viêm loét dạ dày như:
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc ức chế proton
- Thuốc kháng cụ thể H2
- Thuốc trung hòa acid
- Thuốc tạo màng bọc.
Dùng thuốc Tây thường mang đến hiệu quả nhanh chóng. Mặc dù vậy, thuốc Tây thường kèm theo những tác dụng phụ ảnh hưởng đến cơ thể. Mặt khác, sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài thường khiến cơ thể tự tạo ra cơ chế nhờn thuốc. Đa số người bệnh sẽ phải tăng liều lượng thuốc sau thời gian điều trị bệnh.
2. Với Đông Y
So với điều trị thuốc Tây, nhiều người thường kết hợp sử dụng thêm các mẹo chữa bệnh dân gian để điều trị viêm loét dạ dày. Một số loại thuốc dân gian có thể kể đến như nghệ tươi, nha đam, bạc hà, mật ong, bí đỏ,…
Các phương pháp này tuy rằng có hiệu quả, nhưng chúng chỉ có tác dụng trong thời gian đầu và có tác dụng rất chậm. Đối với những người bị viêm loét dạ dày nặng, cách chữa này không mang đến tác dụng gì nhiều trong việc điều trị bệnh.
3. Dạ dày Hebrotek

Để khắc phục các nhược điểm của các phương pháp trên, Dạ dày Hebrotek đã được nghiên cứu và phát triển nhằm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả.
Dạ dày Hebrotek mang đến những giá trị bảo tồn cao, đặc biệt là an toàn và lành tính. Sản phẩm được điều chế từ các loại thảo dược quý hiếm như: lá khôi tía, chè dây, dạ cẩm, lá mơ,…
Các vị thuốc trên được điều chế theo dạng viên nén với một “tỷ lệ vàng” chuẩn xác và rất nghiêm ngặt. Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, chuẩn Châu Âu nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Hiện nay, Dạ Dày Hebrotek được chia thành ba loại chính:
- Dạ dày Hebrotek Silver
- Dạ dày Hebrotek Gold
- Dạ dày Hebrotek Platinum
3.1. Công dụng
- Hỗ trợ điều tiết axit dịch vị, tăng cường chứng năng dạ dày.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm lành vết loét ở niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau bụng, ợ chua, ợ hơi, ăn uống khó tiêu, nóng rát thượng vị, trào ngược
- Làm giảm nguy cơ tái phát và trở nặng viêm loét dạ dày, tá tràng
- Tăng lượng lợi khuẩn ở hệ tiêu hóa. Điều hòa cơ thể giúp người bệnh ngon miệng, ngủ ngon.
3.2. Hiệu quả đã được kiểm nghiệm và chứng nhận
Sử dụng Dạ dày Hebrotek người bệnh sẽ cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt theo thời gian:
- Sau 1 tháng : Giảm thiểu các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, đau rát thượng vị, chướng bụng. Điều hòa sự điều tiết dịch vị ở dạ dày. Cân bằng và hỗ trợ các hoạt động tiêu hóa của cơ thể trơn tru hơn.
- Sau 3 tháng: Thuyên giảm tới 90% các triệu chứng của bệnh. Làm lành các vết thương, viêm loét dạ dày
- Sau 4 tháng: Lớp niêm mạc hồi phục hoàn toàn, bệnh tình thuyên giảm.
Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến hiện nay. Một căn bệnh có thể “tấn công” bất cứ ai. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, kết hợp cùng phác đồ điều trị phù hợp. Hy vọng những thông tin bệnh lý viêm loét dạ dày là gì trên đây đã giúp bạn hiểu thêm phần nào về căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.