Viêm gan B là bệnh do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Hiện nay, đây được coi là căn bệnh phổ biến toàn cầu và gây các biến chứng nặng nề, khiến người bệnh tử vong. Thậm chí là viêm gan B có thể lây từ người này qua người khác bằng nhiều con đường khác nhau. Vậy, chính xác viêm gan B lây qua những con đường nào? Phòng bệnh viêm gan B bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu rõ các vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Viêm gan B có nguy hiểm không?
Viêm gan B là một trong những căn bệnh mãn tính vô cùng nguy hiểm. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có tới 600.000 người tử vong vì căn bệnh này. Hiện nay, số người mắc bệnh viêm gan B trên toàn thế giới lên tới 300 triệu người và con số này đang ngày tăng lên 3 – 4 triệu người mỗi năm.

Một số nghiên cứu khác cho thấy virus gan B rất dễ lây từ người này qua người khác. Chúng sẽ tồn tại trong cơ thể người bệnh ít nhất 7 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, virus có thể gây nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh trung bình là 75 ngày.
Nhưng có nhiều trường hợp đặc biệt thời gian ủ bệnh sẽ từ 30 – 80 ngày. Virus viêm gan B có thể được phát hiện trong thời gian từ 30 – 60 ngày sau nhiễm bệnh. Vì thế, đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Khả năng lây lan nhanh chóng, thậm chí còn cao hơn cả HIV 100 lần. Đặc biệt nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng bệnh nguy hiểm.
Viêm gan B lây qua những con đường nào?
Virus viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm. Chính vì thế không phát hiện bệnh kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe người bệnh. Nếu trong gia đình bạn, ban bè của bạn, người thân cận bạn có triệu chứng mắc viêm gan B, bạn cần phải lưu ý vấn đề viêm gan B lây qua những con đường nào để phòng tránh kịp thời trước khi quá muộn. Vậy, có những con đường lây nhiễm nào khiến bạn mắc viêm gan B?
1. Viêm gan B lây qua đường tình dục
Virus viêm gan B đã được chứng minh là có thể lây truyền qua tinh dịch của đàn ông và dịch âm đạo của phái nữ. Khi quan hệ, người mắc bệnh viêm gan B có thể lây nhiễm cho bạn tình của mình thông qua các hành vi gây tổn thương ngoài.
Ngoài ra, các chất lỏng từ cơ quan bài tiết cũng chứa virus viêm gan B. Đặc biệt, là đối với những người mắc bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục khác thì càng phải cẩn thận hơn.
Tình trạng viêm nhiễm cộng thêm virus viêm gan B xâm nhập có thể dẫn đến ổ mủ, loét da nghiêm trọng tại bộ phận sinh dục. Điều này càng khiến cho nguy cơ mắc viêm gan B trở nên cao hơn. Chính vì vậy, không nên quan hệ vừa bãi, cần sử dụng biện pháp an toàn như bao cao su, không nên quan hệ bằng miệng hay sử dụng công cụ không được vệ sinh sạch sẽ trong quá trình quan hệ.
Lưu ý:Vợ hoặc chồng mắc viêm gan B có thể lây cho người còn lại nếu họ chưa được tiêm phòng.
2. Viêm gan B có lây qua đường ăn uống không?

Hiện nay, chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chỉ ra viêm gan B lây qua đường ăn uống. Mặc dù khả năng lây nhiễm của căn bệnh này khá cao. Tuy nhiên, viêm gan B siêu vi không thể lây qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc thông thường. Chính vì vậy, việc sinh hoạt chung với người bệnh hoàn toàn không có vấn đề gì nghiêm trọng. Để hiểu thêm viêm gan B lây qua những con đường nào và chính xác cần làm gì khi người thân mắc viêm gan B, hãy liên hệ và lắng nghe sự tư vấn của các chuyên gia nhé.
3. Viêm gan B lây qua từ mẹ sang con
Một nghiên cứu chỉ ra, 95% mẹ mắc viêm gan B mạn tính có khả năng sẽ lây truyền cho con. Virus sẽ phát triển và lây truyền trong suốt quá trình mang thai cho đến chuyển dạ. Tỷ lệ đứa trẻ khi sinh có nguy cơ mắc viêm gan B mạn tính là 90%.
Vì vậy, khi phát hiện mình mắc viêm gan B, phụ nữ mang thai cần thăm khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Vừa có thể bảo vệ sự an toàn của người mẹ mà vừa là một bước quan trọng trong việc ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh.
Trên thực tế, tất cả phụ nữ mang thai đều sẽ được test bệnh trong thời gian khám thai. Trẻ khi sinh ra từ người mẹ mắc viêm gan B có thể được tiêm vắc xin phòng ngừa khi mới chào đời để hạn chế tối đa khả năng truyền bệnh.
Việc tiêm phòng ngay khi trẻ ra đời giúp giảm nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con đáng kể, chỉ số truyền nhiễm chỉ còn xấp xỉ 5%. Mặc dù khả năng lây truyền cho con qua hình thức bú sữa mẹ thấp. Nhưng các bà mẹ cũng không nên chủ quan, cần phải cẩn thận vì virus viêm gan B có thể lây truyền nếu núm vú của người mẹ nứt hoặc chảy máu.
4. Viêm gan B lây qua đường máu

Viêm gan B lây qua những con đường nào? Một trong những con đường lây truyền cần phải mà bất cứ ai cũng nên cẩn trong chính là đường máu. Theo nghiên cứu, trong máu có chứa một lượng HBV cao.
Vì thế mà khi chẳng may da hoặc niêm mạc dưới da bị xước của người nhiễm viên gan B thì cần phải đặc biệt cẩn trọng, không nên tiếp xúc khi vết thương của người bệnh chảy máu. Nếu tiếp xúc thì tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ tăng cao dù đã được tiêm phòng trước đó.
5. Viêm gan B lây qua đường tiêm chích ma túy
Viêm gan B lây qua những con đường nào? Có lây qua máu, có lây qua từ mẹ qua con, lây qua đường tình dục. Nhưng có một con đường không thể bỏ qua khác chính là đường tiêm chích. Thiết bị dùng để sử dụng tiêm chích ma túy bao gồm kim tiêm, tăm bông, nước, bộ lọc, ống hút, ống tiêm,..

Chính vì viêm gan B có thể lây nhiễm qua đường máu, vậy nên chỉ cần sử dụng chung kim tiêm hoặc chỉ với một lượng nhỏ máu được nhỏ ra cũng có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B rất cao. Thậm chí là máu trên áo, mặt bàn hoặc không dùng chung kim tiêm vẫn có nguy cơ lây nhiễm cao.
Ngoài ra, một con đường lây truyền khác cần phải lưu ý chính là dùng chung lưỡi dao cạo, vật dụng cá nhân như bàn chải,…với người bệnh. Thậm chí các vật dụng dùng vệ sinh hàng ngày cũng có thể tăng nguy cơ gây bệnh khi vật dụng đó có dính máu.
Viêm gan B có chữa được không?
Biết được viêm gan B lây qua những con đường nào thì việc tiếp theo chính là việc phòng bệnh và chữa bệnh. Vậy, phòng bằng cách nào và chữa viêm gan B bằng cách nào?
1. Phòng bệnh viêm gan B
Không chỉ là một căn bệnh có khả năng truyền nhiễm cao mà cơ hội chữa khỏi bệnh cũng vô cùng thấp. Chính vì thế, đừng chủ quan mà hãy phòng ngừa bệnh ngay từ bây giờ. Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan B bao gồm:
- Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan B tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín
- Sinh hoạt tình dục an toàn, chung thủy có biện pháp bảo vệ
- Không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người khác.
2. Chữa bệnh viêm gan B
Theo những nghiên cứu về bệnh viêm gan B lây qua những con đường nào sẽ chia được 2 giai đoạn của bệnh: Giai đoạn cấp tính và giai đoạn mạn tính. Với mỗi giai đoạn sẽ có phương pháo điều trị riêng biệt. Giai đoạn cấp tính ban đầu có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn so với giai đoạn nặng mạn tính. Cụ thể:
- Viêm gan B cấp tính: Với giai đoạn này, không cần điều trị theo một phác đồ cụ thể nào cả. Sau giai đoạn tự phát, có tới 95% người bệnh tự hồi phục. Lưu ý trong giai đoạn này nên kết hợp nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra hãy thăm khám thường xuyên và thực hiện mọi chỉ dẫn của bác sĩ để tránh lành bệnh.
- Viêm gan B mạn tính: Giai đoạn mạn tính là giai đoạn nặng, rất khó để điều trị. Ở giai đoạn này, được chia thành hai nhóm nhỏ. Bao gồm nhóm bệnh nhân có virus viêm gan B nhưng không hoạt động. Người thuộc nhóm này cần theo dõi định kỳ, tuy nhiên chưa cần điều trị đặc biệt. Nhóm thứ 2 là nhóm bệnh nhân có virus hoạt động. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ cấp thuốc điều trị phù hợp. Thời gian điều trị của mỗi người khác nhau, có thể kéo dài đến cả đời.
Trên đây là bài viết về bệnh viêm gan B lây qua những con đường nào. Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã tìm được thêm thông tin bổ ích về căn bệnh nguy hiểm này cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.