Bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm khi gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Trong đó có nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Theo thống kê, cứ mỗi 1 giây trôi qua thì trên thế giới có một người tử vong do biến chứng tiểu đường. Trên thực tế, người mắc bệnh tiểu đường sống được bao lâu phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thời gian phát hiện cũng như cách phòng ngừa biến chứng. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn đang “âm thầm” gây tác động “độc hại” tới sức khỏe của người bệnh. Vậy, tuổi thọ của người tiểu đường có hay không bị ảnh hưởng sau khi mắc bệnh? Chúng ảnh hưởng như thế nào? Những yếu tố nào gây ra nguy cơ biến chứng tiểu đường? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!!
1. Ảnh hưởng bệnh tiểu đường tới tuổi thọ như thế nào?
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ bảy ở trên thế giới. Dù đang ở giai đoạn nào thì tuổi thọ của người tiểu đường đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó:
Bệnh tiểu đường loại 2 là dạng bệnh phổ biến nhất và thường bắt đầu ở tuổi trưởng thành. Mắc bệnh tiểu đường loại 2 làm tăng nguy cơ tử vong gấp 2 – 3 lần so với không mắc bệnh. Trung bình, tiểu đường tuýp 2 gây giảm tuổi thọ tám năm.

Bệnh tiểu đường loại 1 ít phổ biến hơn. Tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện rất sớm. Thậm chí ngay cả khi người bệnh còn bé cũng có thể mắc bệnh. Trước đây, bệnh tiểu đường tuýp 1 có tỷ lệ tử vong sớm rất cao. Tuy nhiên, y học phát triển và việc điều trị tiểu đường tuýp 1 đã trở nên hoàn thiện hơn, nguy cơ tử vong do loại tiểu đường này giảm rõ rệt. Nhưng thực tế, nguy cơ tử vong ở tiểu đường loại 1 vẫn cao hơn so với tiểu đường loại 2. Tỷ lệ tử vong do bệnh tiểu đường loại 1 cao gấp 18 lần so với dân số chung.
2. Yếu tố nào gây ra biến chứng tiểu đường
Tuổi thọ của người tiểu đường thực tế chỉ là những con số ước tính. Trong khi đó. sức khỏe tổng thể và lối sống của bạn có thể ảnh hưởng đáng kể đến tuổi thọ của bạn. Nhưng đối với một người mắc bệnh tiểu đường, điều quan trọng hơn là phải chú ý đến các yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng.
Các yếu tố nguy cơ sau đây góp phần vào các biến chứng tiểu đường, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ người bệnh:
- Lượng đường trong máu cao: Lượng đường trong máu cao không kiểm soát dần dần gây ra những tổn thương cho các mô trong cơ thể. Điều này dẫn đến nhiều biến chứng tiểu đường. Chẳng hạn như tổn thương tim, thận, mắt và thần kinh. Lượng đường trong máu không được kiểm soát càng lâu, nguy cơ phát triển các biến chứng càng cao.
- Huyết áp cao: Người mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao là điều rất phổ biến. Huyết áp tăng cao gây ra tổn thương cho các mô trong cơ thể. Nó làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim, bệnh thận và các vấn đề về mắt. Đặc biệt là ảnh hưởng đến tuổi thị của người tiểu đường.
- Các vấn đề về lipid hoặc cholesterol: Những người mắc bệnh tiểu đường thường có HDL thấp. Điều này càng làm tăng nguy cơ đột quỵ và bệnh tim.
- Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến tình trạng kháng insulin ở tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
- Hút thuốc: Những người bị tiểu đường hút thuốc tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tim so với những người bị tiểu đường không hút thuốc.
3. Các biến chứng của người tiểu đường
Một số biến chứng tiểu đường dẫn đến tàn tật và chất lượng cuộc sống kém. Một số biến chứng cụ thể khác gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của người tiểu đường. Cụ thể như:
- Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA):
Có nhiều khả năng xảy ra với bệnh tiểu đường loại 1 so với loại 2. Biến chứng này xảy ra khi tín hiệu insulin thấp và lượng đường trong máu cao. Cơ thể nhanh chóng phá vỡ chất béo, tạo ra xeton độc hại trong máu. Từ đó khiến tuổi thọ người đái tháo đường ngắn hơn.
- Bệnh tim:

Lượng đường trong máu cao làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim. Đối với người lớn mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim là nguyên nhân chính gây tử vong. Điều này đúng với cả bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2. Tổng cộng, ít nhất 68% bệnh nhân tiểu đường từ 65 tuổi trở lên sẽ chết vì bệnh tim. Điều này có nghĩa là người lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2 đến 4 lần so với những người không mắc bệnh.
- Bệnh thận:
Lượng đường trong máu cao làm hỏng các mô mỏng manh của thận. Khoảng 30% người lớn mắc bệnh tiểu đường bị bệnh thận mãn tính. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát, bệnh thận có thể tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Tình trạng này là nguyên nhân gây giảm tuổi thọ của người tiểu đường khá phổ biến hiện nay.
- Tổn thương dây thần kinh:

Lượng đường trong máu không được kiểm soát cũng làm tổn thương dây thần kinh. Bao gồm cả dây thần kinh ngoại vi cho đến các chi và dây thần kinh tự chủ. Các dây thần kinh tự chủ kiểm soát các cơ quan như tim và các chức năng như huyết áp. Vì vậy tổn thương dây thần kinh tự chủ là yếu tố nguy cơ gây biến chứng ảnh hưởng đến tuổi thọ của người tiểu đường.
- Bệnh võng mạc tiểu đường:
Mất thị lực là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường mãn tính – ngay cả ở bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh tốt. Các mạch nhỏ cung cấp oxy tươi đến võng mạc bắt đầu bị rò rỉ chất lỏng, dẫn đến phù hoàng điểm (bệnh về mắt thường gặp ở người tiểu đường). Nếu các mạch này ngừng hoạt động, các mạch máu mới bất thường sẽ xuất hiện (tân mạch máu) và gây xuất huyết. Từ đó hình thành màng và bong võng mạc .
- Đột quỵ:

Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn mức trung bình. Họ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với người không mắc bệnh tiểu đường. Khoảng 16% bệnh nhân tiểu đường sẽ chết vì đột quỵ .
4. Kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào?
Bạn có thể kiểm soát sức khỏe của mình và không bao giờ là quá muộn để bắt đầu. Với bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu là điều tốt nhất bạn có thể làm để bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên thực hiện các điều sau để kiểm soát bệnh tiểu đường:
- Hoạt động thể chất: Bạn nên dành 30 phút hoạt động thể chất, ít nhất năm ngày một tuần. Có thể lựa chọn các hoạt động như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội.
- Kiểm soát huyết áp của bạn: Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu là huyết áp thấp hơn 120/80 mmHg. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, duy trì mục tiêu này có thể làm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tim. Nó cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh thận và tổn thương thần kinh khoảng 33%.
- Thực hiện theo kế hoạch ăn uống lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn lành mạnh để cải thiện tuổi thọ của người tiểu đường.
- Làm xét nghiệm A1c thường xuyên: Xét nghiệm này đo lượng đường trong máu. Bạn nên đo ba tháng một lần. Mục tiêu chỉ số xét nghiệm A1c nên ở mức 7%.
- Duy trì trọng lượng cơ thể: Bệnh nhân tiểu đường thừa cân có thể giảm nguy cơ biến chứng chỉ bằng cách giảm 5% trọng lượng cơ thể.
- Quản lý mức cholesterol: Kiểm soát mức cholesterol có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim từ 20 đến 50%. Điều này có nghĩa là tổng lượng cholesterol phải ở dưới 200mg/dL và mức LDL phải dưới 100mg/dL.
- Ngừng hút thuốc: Bệnh nhân tiểu đường hút thuốc khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các biến chứng khác. Bỏ thuốc lá sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn và giảm nguy cơ tử vong, giảm tuổi thọ của người tiểu đường.
- Uống thuốc đúng cách, đúng liều lượng: Điều này bao gồm cả các loại thuốc cho bệnh tiểu đường, bệnh tim, huyết áp cao và cholesterol. Điều quan trọng là phải sử dụng thuốc đúng theo như bác sĩ kê đơn. Nếu bạn gặp khó khăn khi dùng thuốc hoặc xảy ra tác dụng phụ, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.
Bệnh tiểu đường có thể “đi theo” bạn suốt đời. Hãy luôn cảnh giác với việc kiểm soát lượng đường trong máu. Như vậy mới có thể cải thiện tuổi thọ của người tiểu đường tốt hơn. Vừa có thể ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Với bài viết này, bất cứ ai khi đọc xong cũng đều cảm nhận được sự “tấn công” của bệnh tiểu đường với sức khỏe là như thế nào. Vì vậy hãy thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt và kiêng kem cẩn thận để phòng tránh tiểu đường nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.