Skip links

Triệu chứng và cách phòng ngừa con đường lây truyền bệnh viêm gan A

Viêm gan A hay còn gọi viêm gan siêu vi A là bệnh nhiễm trùng gan cấp tính do virus gây ra, là căn bệnh phổ biến nhất trên thế giới với tỷ lệ mắc bệnh cao đặc biệt là các trẻ nhỏ hơn 10 tuổi. Vậy viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường nào ? Con đường lây truyền bệnh viêm gan A là qua đường tiêu hóa, virus xâm nhập vào cơ thể người hình thành nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. 

Triệu chứng bệnh viêm gan A

Triệu chứng bệnh viêm gan A
Triệu chứng bệnh viêm gan A

Các triệu chứng thường xuất hiện khi bệnh nhân bị nhiễm virus từ 2-4 tuần, gồm các dấu hiệu:

  • Mệt mỏi: Gan bị suy yếu các chất độc không được thải ra ngoài khiến cơ thể uể oải, khó chịu.
  • Sốt nhẹ: có hiện tượng sốt kéo dài vài ngày liền thì nên đến bệnh viện để khám.
  • Nước tiểu màu vàng đậm, phân nhạt hoặc xám.
  • Rối loạn tiêu hóa: có tình trạng buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, ăn không ngon.
  • Biểu hiện ngoài da: Vàng da, vàng mắt có cảm giác ngứa khi vàng da.

Vậy viêm gan A chủ yếu lây truyền qua đường nào?

Con đường lây truyền bệnh viêm gan A

Đường lây truyền viêm gan A chủ yếu là đường tiêu hóa (đường miệng – đường phân ) và qua đường tình dục (miệng – hậu môn ) với người đã bị nhiễm. Các trường hợp cụ thể như sau:

  • Ăn sống các loài động vật có vỏ như: cua, tôm, sò, ốc,…từ nơi có nguồn nước ô nhiễm.
  • Sử dụng nguồn nước có nhiễm virus viêm gan A.
  • Con đường lây truyền bệnh viêm gan A có thể từ việc ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh hay thức ăn do người bị viêm gan A chế biến.
  • Quan hệ tình dục với người bị viêm gan A.
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị viêm gan A như bàn chải đánh răng, khăn, đồ dùng ăn uống,…

Cách phòng chống bệnh viêm gan A

  • Cách tốt nhất để phòng chống bệnh viêm gan A là tiêm phòng vacxin từ khi còn bé.
  • Không làm việc hoặc đi du lịch ở cùng những nơi, có tỷ lệ viêm gan A cao.
  • Không sử dụng ma túy trái phép.
  • Không quan hệ tình dục bừa đặc biệt là đồng tính nam hoặc lưỡng tính.

Ngoài ra để ngăn chặn con đường lây truyền bệnh viêm gan A, ta cũng nên

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh.
  • Ăn đồ được nấu chín, uống nước được đun sôi.
  • Gọt vỏ và rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả tươi trước khi dùng.

Một vài giải đáp có thể bạn cần

  • Thời gian ủ bệnh bao lâu ?

Khoảng 14-28 ngày và các triệu chứng xuất hiện từ 2-6 tuần.

  • Bệnh viêm gan A có thể trị khỏi không ?

có thể trị khỏi và thời gian thường chữa trị khoảng 6 tháng người bệnh sẽ khỏi bệnh và phục hồi.

  • Con đường lây truyền bệnh viêm gan A có thể lây bằng đường máu không?

Đường lây truyền viêm gan A có thể thông qua đường máu, tuy nhiên khả năng này rất thấp vì rất ít virus viêm gan A có thể tồn tại tại trong máu người.

  • Có thể bị tái nhiễm bệnh không ?

Người đã từng nhiễm bệnh vẫn có thể tái nhiễm bệnh với tỉ lệ khoảng 3-20%, thường xảy ra sau thời gian ngắn dưới 3 tuần với các triệu chứng lâm sàng tương tự triệu chứng bệnh, có thể nhẹ hơn.

Bệnh viêm gan A là căn bệnh có thể điều trị được và có thuốc phòng ngừa. Để ngăn chặn các con đường lây truyền bệnh viêm gan A ta phải luôn chủ động phòng ngừa, giảm thiểu xác suất một cách thấp nhất. Vậy qua bài viết viêm gan A lây truyền chủ yếu qua con đường nào?, các triệu chứng cũng như cách phòng ngừa chúng tôi hy vọng bạn đã có những kiến thức cần thiết nhất để phòng tránh căn bệnh này. Hãy tiếp tục theo dõi trang để có thể cập nhật những thông tin bổ ích cho bản thân, trân trọng cảm ơn !

Leave a comment

This website uses cookies to improve your web experience.