Skip links

Triệu chứng bệnh gan nóng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Nóng gan thực chất là một căn bệnh mà cũng không phải là bệnh. Đây được coi là một trong những dấu hiệu gan bị ảnh hưởng rất dễ gặp ở nhiều người. Trẻ cũng có mà già cũng có. Nóng gan không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà thậm chí còn là nguy cơ tiềm ẩn để các bệnh về gan có cơ hội “tấn công” cơ thể của bạn. Vậy khi nào thì cơ thể bị nóng gan? Các triệu chứng bệnh nóng gan là gì? Chúng thể hiện bên ngoài hay bên trong? Cách điều trị nóng gan như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

Nóng gan là gì?

Trước khi tìm hiểu các triệu chứng bệnh nóng gan, người bệnh cần hiểu rõ, thực chất nóng gan là gì? Theo đó, nóng gan trong ngôn ngữ y học hiện đại không có một định nghĩa cụ thể nào. Đây được xem là thuật ngữ dân gian biểu thị tình trạng gan bị tổn thương và các triệu chứng khi gan khó chịu.
Nóng gan là gì
Nóng gan trong ngôn ngữ y học hiện đại không có một định nghĩa cụ thể nào.
Những tổn thương gan này một lần – hai lần thì có thể sử dụng các phương pháp dân gian khác để điều hòa, giải độc, làm mát gan. Tuy nhiên, nếu lâu ngày, gan tổn thương nặng nề có thể dẫn đến xơ gan, hình thành sẹo và tăng nguy cơ suy gan. Thậm chí là đe dạo tính mạng.

Nguyên nhân gây nóng gan

Mỗi một người sẽ có một triệu chứng của bệnh nóng gan khác nhau và cũng có nguồn cơn gây bệnh khác nhau. Điển hình nhất là do lối sống thiếu khoa học, nhưng cũng không thể loại trừ do ảnh hưởng của bệnh lý.

1. Lối sống thiếu khoa học

Trong các yếu tố khiến gan tổn thương, gan nóng thì rượu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo, nữ giới dùng nhiều hơn 8 lý rượu mỗi tuần. Còn với nam giới, tỷ lệ này gấp đôi.
Lối sống thiếu khoa học
Lối sống thiếu khoa học
Ngoài ra, một số yếu tố rủi ro khác cũng có thể gây nên các triệu chứng bệnh nóng gan như:
  • Thừa cân béo phì
  • Có tiền sử người trong gia đình mắc bệnh gan
  • Bị tiểu đường, mỡ máu, hàm lượng cholesterol cao
  • Tiếp xúc với độc tố
  • Ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ
  • Dùng thuốc nhiều hơn khuyến cáo
  • Dùng thảo dược không khoa học.
  • Quan hệ tình dục không an toàn

2. Nguyên nhân nóng gan do bệnh lý

Hiện nay, có thể xác định được 7 nguyên nhân là bệnh lý gây nên tình trạng nóng gan. Cụ thể có thể kể đến như:
  • Viêm gan: Viêm gan A, B, C, D, E
  • Bệnh gan nhiễm mỡ: Chất béo tích tụ trong gan. Lâu ngày dẫn đến xơ gan, suy gan
  • Tình trạng tự miễn: Hệ thống miễn dịch tấn công gan khiến gan viêm gan tự miễn hoặc xơ gan mật nguyên phát hay viêm đường mật nguyên phát
  • Di truyền: Sự di truyền từ cha mẹ cũng có thể là nguyên nhân gây nên các triệu chứng của nóng gan. Đặc biệt là một số vấn đề di truyền như Hemochromatosis, Bệnh Wilson, Sự thiếu hụt alpha-1 antitrypsin (AT),…
  • Ung thư gan
  • Xơ gan
  • Suy gan

Triệu chứng bệnh nóng gan thường gặp

Để xác định tình trạng nóng gan, người bệnh có thể tham khảo một số biểu hiện của bệnh nóng gan như sau:
  • Hơi thở có mùi: Gan bị tổn thương có thể gây nên tình trạng khô miệng. Khi đó hơi thở có mùi hôi rất khó chịu. Vì vậy những người hơi thở có mùi nên xét đến việc đây là triệu chứng của bệnh nóng gan và có cách điều trị thích hợp.
  • Màu sắc phân bất thường: Một trong những biểu hiện của bệnh nóng gan khác chính là màu sắc của chất thải. Khi bị nóng gan, màu phân thường nhạt hơn, thậm chí là có máu và màu đen.
  • Nước tiểu vàng sẫn: Nóng gan khiến chức năng đào thải độc tố của gan cũng có phần suy giảm. Khi đó, độc tố tích tụ có thể được chuyển xuống thận và nhờ thận lọc qua cơ quan bài tiết. Chính vì vậy thông qua triệu chứng bệnh của nóng gan này, người bệnh có thể kịp thời điều trị.
  • Nóng gan nổi mụn: Nổi mụn là biểu hiện của bệnh nóng gan dễ nhận biết nhất. Chức năng gan suy giảm cũng có thể khiến độc tố tích tụ qua da. Điều này khiến da nổi mụn nhọt, mụn viêm trên cơ thể. Đặc biệt là ở lưng và mặt.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý một số triệu chứng bệnh nóng gan như đau bụng, sưng chân, sưng mắt cá chân, buồn nôn, nôn, da dễ bầm tím, nóng gan gây ngứa cơ thể,…

Điều trị nóng gan tại nhà

Như đã nói ở trên, nóng gan có thể là bệnh mà cũng có thể là biểu hiện bệnh lý của bệnh. Chính vì thế mà điều trị vừa để phòng mà vừa để cải thiện. Để chữa trị, làm giảm các triệu chứng bệnh nóng gan, người bệnh có thể tuân thủ theo các quy định sau:

1. Chế độ ăn uống khoa học

Hầu hết căn nguyên của bệnh đều đến từ lối sống thiếu khoa học. Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Vậy, nóng gan nên ăn gì, không nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh?

1.1. Bệnh nóng gan nên kiêng gì?

Bệnh nóng gan kiêng ăn gì
Bệnh nóng gan kiêng ăn gì
  • Chất béo: Những đồ ăn chiên rán, dầu mỡ có thể gây nên tình trạng tích tụ độc tố ở gan
  • Đường: Nên kiêng các thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, trà sữa,…vừa tăng nguy cơ tiểu đường mà vừa gây hại cho gan
  • Nội tạng động vật: Ăn nhiều nội tạng động vật khiến gan nhiễm mỡ – đây là một nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh nóng gan.
  • Ngoài ra: Người bệnh nên kiêng thêm các món ăn có vị cay, mặn. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay cafe.

1.2. Bệnh nóng gan nên ăn gì?

Bệnh nóng gan ăn gì
Bệnh nóng gan ăn gì
  • Protein: Nên ăn các thực phẩm giàu protein, đặc biệt là các thực phẩm như thịt, cá, đậu phụ, sữa, trứng. Nên đảm bảo đủ 1g protein/kg trọng lượng cơ thể.
  • Chất xơ: Chất xơ có rất nhiều trong rau xanh. nên bổ sung 200g rau xanh mỗi ngày.
  • Vitamin và chất khoáng: Có nhiều trong các loại hoa quả như cam, táo, bưởi,…

2. Kiểm soát căng thẳng

Trạng thái tinh thần liên quan trực tiếp đến việc điều trị bệnh. Muốn cải thiện các triệu chứng bệnh nóng gan, việc kiếm soát căng thẳng là yếu tố không thể thiếu.
Kiểm soát căng thẳng
Trạng thái tinh thần liên quan trực tiếp đến việc điều trị bệnh.
Để làm được việc này, bạn nên đảm bảo ngủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Nên đi ngủ trước 23h vì đây là thời gian gan thải độc và tái tạo tế bào hư tổn. Không nên làm việc quá sức, nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Nên thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tâm sự,…Ngoài ra, nên duy trì tập thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường quá trình trao đổi chất cũng như tăng cường chức năng gan.

3. Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị

Từ lâu, thảo dược đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh lý. Trong Đông Y, các thầy thuốc xưa thường sử dụng các thảo dược như nhân trần, diệp hạ châu, mật nhân, atiso, cà gai leo,…để làm mát gan, hỗ trợ giải độc gan và làm giảm các triệu chứng bệnh nóng gan. Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện sử dụng các loại thảo dược này. Nên tham khảo và có sự tư vấn từ các thầy thuốc Đông Y hoặc bác sĩ. Việc tự ý điều trị hay lạm dụng thảo dược sẽ gây hại và làm tổn thương gan nặng nề. Bệnh nóng gan cũng có thể coi là “mầm bệnh” khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh về gan. Chính vì thế, hiểu đúng về bệnh sẽ giúp các triệu chứng bệnh nóng gan được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thăm khám định kỳ để xác định được tình trạng sức khỏe. Nếu có bệnh sẽ phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và hoàn toàn không thể thay thế chẩn đoán của bác sĩ hoặc điều trị y khoa. 
This website uses cookies to improve your web experience.