Bệnh tiểu đường có những biến chứng gì?

Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường thường gặp bao gồm:
- Hạ đường huyết: Đau đầu, Bụng đói cồn cào, người tiểu đường bị chóng mặt , tim đập nhanh, hoa mắt, vã mồ hơi, mệt mỏi,…
- Tăng đường huyết: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, khát nước, buồn nôn, đau bụng,…
- Nhiễm toan ceton: Buồn nôn, nôn, tiểu nhiều, thở sâu, mệt mỏi, hơi thở có mùi trái cây,…
- Tăng áp lực thẩm thấu máu: Đi tiểu nhiều, khát nước, sụt cân, hôn mê sâu,…

Những biến chứng của bệnh tiểu đường này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong giai đoạn của bệnh, kể cả đối với người mới mắc hay người đã mắc lâu năm. Nếu biến chứng này không được phát hiện sớm, biến chứng có thể tiến triển lên các bệnh như nhiễm trùng nặng, nhồi máu cơ tim, viên tụy cấp,…Với người cao tuổi, trước thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường, nếu chủ quan rất có thể gây tử vong, đột quỵ,…
Biến chứng mạn tính
Biến chứng mạn tính nguy hiểm hơn nhiều so với cấp tính. Những biến chứng của bệnh tiểu đường khi ở giai đoạn này thường là các biến chứng như:
- Hệ thần kinh: Tê bì chân tay, cảm giác da bị châm chích, kiến bò trên da, táo bón, tiêu chảy kéo dài, tim đập nhanh,…
- Biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường: Vết thương lâu lành, xuất hiện nốt chai chân, da chân thâm đen bất thường,…
- Biến chứng tiểu đường ở da: Da nứt nẻ, da khô, cảm giác ngứa ngáy,…’
- Thận: Nước tiểu sủi bọt, huyết áp bất thường, tiểu đêm nhiều lần,…
- Mắt: Mắt mờ, nhức mắt, hay chảy nước mắt, nhìn thấy đốm đen,..

Những biến chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn mãn tính rất nguy hiểm. Chúng không chỉ gây phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt mà nghiêm trọng hơn cả là làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Vì thế người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu để xác định thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường sớm và điều trị kịp thời.
Thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường

- Sớm nhất là iến chứng thần kinh và biến chứng tim mạch
- Biến chứng tiểu đường ở mắt ( Tăng nhãn áp, bệnh võng mạc, đục thủy tinh tế,…) xuất hiện sau khoảng 7 năm
- Biến chứng thận sẽ xuất hiện muộn nhất từ 12 – 18 năm.
Tuy nhiên, đây chỉ là con số sơ bộ ban đầu, tùy theo tình trạng của bệnh hay cách kiểm soát bệnh mà thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường sẽ khác nhau.
Bên cạnh đó, các biến chứng cấp tính ( biến chứng xuất hiện đột ngột) là các biến chứng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, bất cứ giai đoạn nào. Biến chứng này không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng nhưng nếu coi thường và để lâu thì chắc chắn sẽ rất nguy hiểm cho người bệnh.
Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường như thế nào?
Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học
Người tiểu đường theo đó phải thực hiện một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt. Tuy nhiên không nhất thiết phải kiêng ăn hoàn toàn một loại thực phẩm nào. Nhưng phái ăn đúng cách. Người bệnh muốn ngăn ngừa thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện, hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh. Nên ăn trước khi ăn thức ăn hoặc thực phẩm giàu tinh bột
- Có thể ăn trái cây thay bữa phụ. Tuy nhiên không nên chọn trái có hàm lượng đường lớn
- Nên ăn theo công thức 50% rau củ quả, 25% chất đạm, 25% ngũ cốc hoặc ngũ cốc nguyên hạt.
Vận động thể chất

Bạn có thể lên kế hoạch tập thể dục thể thao vào các ngày trong tuần. Nên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga. Thời gian tập có thể là 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày. Bạn không nhất thiết phải tập trong một lần tập hết 1 tiếng mà có thể chia ra làm nhiều lần tập. Mỗi lần 15 phút đến 20 phút nhẹ nhàng. Sau nếu đã quen với bài tập có thể tăng cường độ tập lên. Việc luyện tập liên tục sẽ giúp giảm kháng insulin – nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao ở người tiểu đường tuýp 2.
Chú ý đến sức khỏe tinh thần
Tinh thần liên quan trực tiếp đến việc điều trị bệnh. Khi tinh thần, trạng thái của bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tự động tiết ra hooc môn cortisol – hormon chống stress. Nó làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, có tác động ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Nếu trạng thái tinh thần không ổn định, hormone này tiết ra nhiều sẽ khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ biến chứng tim mạch. Vì vậy hãy giữ trạng thái tinh thần luôn vui vẻ, học cách hít thở sâu, đi dạo, chia sẻ nhiều hơn nhé.
Trên đây là bài viết về thời gian biến chứng của bệnh tiểu đường xuất hiện. Hy vọng các thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như các biến chứng của nó. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.