Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, theo thống kê trên thế giới có tới 200 triệu phụ nữ mang thai. Trong đó có tới 500 nghìn ca tử vong do liên quan đến thai sản. Nguyên nhân đến từ 15% tăng huyết áp thai kỳ. 20% là do bệnh lý tim mạch khác. Nếu không được phát hiện sớm có thể gây cả nguy hiểm cho thai nhi. Vì vậy, hiểu rõ căn bệnh này sẽ giúp bạn phòng tránh hay hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Tăng huyết áp thai kỳ là gì?
Tăng huyết áp trong thai kỳ theo nhiều nghiên cứu là tình trạng huyết áp tăng cao thường xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tuy nhiên, huyết áp sẽ trở về bình thường sau 6 tuần khi mẹ bầu đã sinh con.

Vậy, bà bầu huyết áp bao nhiêu là cao? Theo đó, chỉ số tăng huyết áp ở bà bầu mức độ nhẹ sẽ từ 140-159/90-109mmHg. Ở mức độ nhẹ, chỉ số huyết áp bất thường và ≥160/100mmHg.
Phân loại tăng huyết áp thai kỳ
Tăng huyết áp thời kỳ mang thai được phân loại ra thành 3 trường hợp. Cụ thể:
- Tăng huyết áp mạn tính: Chỉ số huyết áp ≥ 140/90 mmHg. Chỉ số huyết áp tăng trước khi có thai hoặc trước 20 tuần của thai kỳ.
- Tăng huyết áp do thai nghén: Tăng huyết áp sau 20 tuần của thai kỳ. Tuy nhiên huyết áp sẽ bình thường trở lại sau 6 – 7 tuần khi mẹ bầu đã sinh con.
- Tiền sản giật: Là thể lâm sàng thường xuất hiện ở các mẹ bầu lần đầu mang thai, đa thai, thai trứng, hội chứng kháng phospholipid. Tiền sản giật kèm theo các triệu chứng Tăng huyết áp + Phù + Protein niệu ( >0,3g).
- Tiền sản giật trên nền tăng huyết áp mạn tính: Thường xảy ra khi thai phụ bị tăng huyết áp kèm theo protein niệu lần đầu.
Dấu hiệu tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai
Tùy theo cơ địa của mỗi mẹ bầu mà mỗi người sẽ có các triệu chứng tăng huyết áp trong thai kỳ khác nhau. Thậm chí, nhiều người thậm chí còn không có bất kỳ triệu chứng nào.

Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng này, hầu hết đều đã đến giai đoạn tiền sản giật, vô cùng nguy hiểm và cần phải được điều trị tăng huyết áp thai kỳ ngay. Cụ thể các triệu chứng bao gồm:
- Huyết áp tăng đột ngột
- Phù nề
- Tăng cân nhanh
- Suy giảm thị lực. Rối loạn thị lực gây mờ mắt hoặc nhìn đôi
- Nôi ói, cảm giác nôn nao, buồn nôn
- Đi tiểu ít
- Đau bụng phần thượng vị hoặc phần bụng quanh dạ dày
- Suy giảm nhận thức
- Khó thở, tức ngực sau xương ức.
Tăng huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?
Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ bầu và thai nhi. Thậm chí nó còn liên quan đến đái tháo đường thai kỳ.
1/4 phụ nữ khi bị tăng huyết áp tiến triển thành tiền sản giật.
Nguy cơ này tăng gấp đôi nếu mẹ bầu bị tăng huyết áp ở tuần thứ 30 của thai kỳ.
- Đối với mẹ bầu: Tăng huyết áp khi mang thai có thể gây nên tình trạng tai biến ở sản phụ. Cụ thể như nhau bong non, tai biến mạch máu não hoặc suy tạng.
- Đối với thai nhi: Khi mẹ bị tăng huyết áp, thai nhi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến tình trạng nhẹ cân, suy dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới tình trạng sinh non, thai chết lưu hoặc buộc phải sinh sớm nhằm giảm bệnh lý cho mẹ.
Phòng ngừa tăng huyết áp trong khi mang thai

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý đề phòng căn bệnh này. Bên cạnh đó, nên thường xuyên khám thai đều đặn, tiến hành đo huyết áp thường xuyên. Mẹ bầu cũng nên chú ý vào chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Cụ thể như:
- Hạn chế dùng muối hoặc các thực phẩm nhiều muối, đồ ăn nhanh
- Uống đủ nước mỗi ngày
- Tăng lượng protein trong ngày
- Thực hiện nghỉ ngơi đều đặn
- Tập thể dục thể thao
- Không sử dụng rượu bia, caffeine
- Nên sử dụng thuốc bổ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tránh mang thai khi tuổi cao
- Kiểm tra chỉ số đường huyết, tránh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai là một căn bệnh nội khoa thường gặp. Quan trọng là mẹ bầu cần theo dõi huyết áp trước, trong và sau khi mang thai đều đặn, thường xuyên. Nếu thấy dấu hiệu bất thường xảy ra, hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ để điều trị tăng huyết áp ở thai kỳ kịp thời. Tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Điều trị huyết áp cao khi mang thai
Để điều trị tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai, người bệnh nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được chuyên gia chẩn đoán, điều trị.

Người bệnh cần lưu ý một số yếu tố sau khi điều trị tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai:
- Nên điều trị khi chỉ số huyết áp chỉ ngưỡng ≥ 140/90mmHg. Khi chỉ số huyết áp tâm thu ≥ 170mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương ≥110mmHg thì cần nhập viện điều trị ngay, nếu không có thể nguy hiểm tới tính mạng.
- Các thuốc điều trị kê đơn: methyldopa, labetalol,…Tuy nhiên, không nên tự ý mua về sử dụng nếu không có đơn thuốc của bác sĩ.
- Tuyệt đối không dùng thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể. Nếu tự ý sử dụng có thể gây dị tật ở thai nhi.
- Tăng huyết áp khi mang thai hay tiền sản giật độ nhẹ được chuyên gia khuyến cáo chấm dứt ở tuần 37 thai kỳ.
Tăng huyết thai kỳ gây nguy hiểm cho cả phụ nữ mang thai lẫn thai nhi. Nguy hiểm hơn có thể tử vong. Vì vậy, phòng bệnh, phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp bạn chiến thắng căn bệnh này. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về tăng huyết áp khi mang thai. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.