Bệnh lý về thận và tăng huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Tăng huyết áp có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận và có thể ngược lại. Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận xảy ra khi khi các động mạch vận chuyển máu đến thận nhỏ lại. Vậy, tăng huyết áp do thận là gì? Nó gây ra những biến chứng gì và làm thế nào để phòng ngừa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
1. Tăng huyết áp thận là gì?
Tăng huyết áp mạch thận là huyết áp cao gây ra bởi sự thu hẹp của các động mạch dẫn máu đến thận. Thận không nhận đủ máu sẽ phản ứng bằng cách tạo ra một loại hormone khiến huyết áp tăng lên. Đây là một dạng cao huyết áp có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm và đúng bệnh.
2. Huyết áp cao làm tổn thương thận như thế nào?
Huyết áp cao làm tăng căng thẳng lên các mạch máu trong thận. Theo thời gian, các mạch máu này có thể dày lên và có thể tạo thành sẹo. Sự thay đổi này có thể dẫn đến việc thận không thể hoạt động bình thường (bệnh thận mãn tính). Thậm chí là ngừng hoạt động, suy giảm chức năng loại bỏ chất thải và chất lỏng thừa ra khỏi cơ thể. Khi thận không hoạt động tốt, chúng có thể gây tăng huyết áp bằng cách giải phóng một số hormone hoặc giữ muối và nước trong cơ thể của bạn. Huyết áp cao cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy thận.

Đàn ông và phụ nữ từ 67 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận. Tuy nhiên, bệnh lý này vẫn có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
3. Nguyên nhân nào gây tăng huyết áp do mạch thận?
Tăng huyết áp do mạch thận là do tắc một phần hoặc toàn bộ động mạch cung cấp máu cho thận. Các động mạch thận này mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến thận. Nếu thận không nhận đủ máu hoặc oxy, có thể là do các động mạch thận này bị thu hẹp (hẹp động mạch thận).

Xơ vữa động mạch, hoặc xơ cứng động mạch, là nguyên nhân phổ biến nhất của hẹp động mạch thận. Mảng bám, được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và các chất khác, tích tụ bên trong động mạch và khiến chúng thu hẹp lại. Mảng bám có thể chặn một phần hoặc toàn bộ dòng chảy của máu qua động mạch ở tim, não, xương chậu, chân, tay hoặc thận.
Một nguyên nhân khác gây tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là chứng loạn sản xơ cơ. Mặc dù nguyên nhân gây ra bệnh lý này không rõ ràng, nhưng nó khác ở chỗ nó không phải do mảng bám tích tụ mà là do chính thành mạch máu bị thu hẹp. Loạn sản xơ cơ phổ biến ở phụ nữ và có thể xảy ra ở người trẻ tuổi bị cao huyết áp.
4. Triệu chứng khi bị tăng huyết áp thận?
Mặc dù tăng huyết áp do thận khó chẩn đoán và thường không có triệu chứng.

Nhưng hãy lưu ý nếu xuất hiện những dấu hiệu sau:
- Huyết áp cao không được kiểm soát khi dùng ba loại thuốc điều trị trở lên ở liều tối đa, bao gồm cả thuốc lợi tiểu.
- Cao huyết áp khi còn trẻ.
- Huyết áp cao đang ổn định đột ngột trở nên tồi tệ hơn hoặc khó kiểm soát.
- Thận hoạt động không tốt.
- Thu hẹp các động mạch khác trong cơ thể, chẳng hạn như chân, não, mắt và các nơi khác.
- Sự tích tụ đột ngột của chất lỏng bên trong phổi, được gọi là phù phổi.
5. Biến chứng tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là gì?
Nếu bạn bị tăng huyết áp do thận, bạn có thể gặp các biến chứng sau đây do huyết áp cao, bao gồm:
- Suy thận.
- Nhồi máu cơ tim.
- Đột quỵ.
- Phù phổi.
- Bệnh võng mạc.
- Phì đại thất trái.
- Suy tim sung huyết.
- Phình mạch.
- Bệnh sa sút trí tuệ mạch máu.
6. Phòng ngừa tăng huyết áp do động mạch thận thế nào?
Tăng huyết áp do thận có chữa được không? Về lý thuyết, nếu tình trạng hẹp động mạch thận được hồi phục thì tình trạng tăng huyết áp sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu bạn không được điều trị tăng huyết áp do hẹp động mạch thận, bạn có thể bị suy thận giai đoạn cuối (thận sẽ không hoạt động nữa). Thời gian sống sót trung bình của một người bị suy thận giai đoạn cuối là khoảng hai năm. Vì thế, một lối sống lành mạnh là chìa khóa để giúp kiểm soát bất kỳ loại tăng huyết áp nào.

Thay đổi thói quen hàng ngày có thể giúp ích, chẳng hạn như:
- Ăn một chế độ ăn lành mạnh cho tim: Chọn trái cây, rau, ngũ cốc và thực phẩm từ sữa ít chất béo.
- Tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày, chẳng hạn như đi bộ
- Kiểm soát cân nặng của bạn: Ăn thực phẩm lành mạnh, giảm cân nếu bạn thừa cân, béo phì.
- Bỏ thuốc lá nếu bạn hút thuốc.
- Cắt giảm đồ uống có cồn .
- Hạn chế uống caffeine .
- Hạn chế natri (muối) trong chế độ ăn uống của bạn
- Giảm và tránh căng thẳng khi có thể
- Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt huyết áp
Tăng huyết áp do hẹp động mạch thận là một căn bệnh rất nguy hiểm. Huyết áp cao có thể gây ra đau tim, chứng phình động mạch và đột quỵ, trong số các biến chứng khác. Vì thế, hãy tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tốt huyết áp của mình. Đừng quên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ. Hy vọng các thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.