1. Nguyên nhân nào gây huyết áp cao ác tính?
Ở nhiều người, huyết áp cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh tăng huyết áp ác tính. Sử dụng liều lượng thuốc huyết áp không đúng chỉ định cũng có thể gây ra bệnh này. Ngoài ra, nguyên nhân gây huyết áp cao ác tính còn bao gồm như sau:
- Bệnh mạch máu collagen. Chẳng hạn như xơ cứng bì
- Bệnh thận
- Tổn thương tủy sống
- Khối u của tuyến thượng thận
- Sử dụng một số loại thuốc. Bao gồm cả thuốc tránh thai

2. Các triệu chứng của tăng huyết áp ác tính là gì?
Các triệu chứng chính của tăng huyết áp cấp cứu là huyết áp tăng nhanh từ 180/120mmHg trở lên và có dấu hiệu gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể. Thông thường, tổn thương xảy ra đối với thận hoặc mắt.

Các triệu chứng khác phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của huyết áp đến các cơ quan của bạn. Một triệu chứng phổ biến là chảy máu và sưng tấy các mạch máu nhỏ trong võng mạc. Võng mạc là lớp dây thần kinh nằm phía sau của mắt. Nó cảm nhận ánh sáng và gửi tín hiệu đến não thông qua dây thần kinh thị giác. Khi mắt bị tăng huyết áp ác tính có thể gây ra những thay đổi về thị lực .
Các triệu chứng khác của huyết áp cao ác tính bao gồm:
- Mờ tầm nhìn
- Đau ngực ( đau thắt ngực )
- Khó thở
- Chóng mặt
- Tê tay, chân và mặt
- Nhức đầu dữ dội
- Khó thở
Trong một số trường hợp hiếm hoi, tăng huyết áp cấp cứu có thể gây sưng não, dẫn đến tình trạng nguy hiểm gọi là bệnh não do tăng huyết áp. Các triệu chứng bao gồm:
- Mù lòa
- Thay đổi trạng thái tinh thần
- Hôn mê
- Sự hoang mang
- Buồn ngủ
- Nhức đầu tiếp tục trở nên tồi tệ hơn
- Buồn nôn và ói mửa
- Co giật
Huyết áp cao khiến thận khó lọc chất thải chất độc ra khỏi máu. Nó là một nguyên nhân hàng đầu của suy thận. Tăng huyết áp cấp cứu có thể khiến thận của bạn đột ngột ngừng hoạt động bình thường.
3. Biến chứng của tăng huyết áp cấp cứu là gì?

Tăng huyết áp ác tính không được điều trị sẽ gây tử vong. Các biến chứng của cao huyết áp ác tính cũng có thể bao gồm:
- Bóc tách động mạch chủ( là sự vỡ đột ngột của mạch máu chính tim)
- Hôn mê
- Phù phổi
- Đau tim
- Suy tim
- Đột quỵ
- Suy thận đột ngột
4. Tăng huyết áp cấp cứu được điều trị như thế nào?
Tăng huyết áp ác tính là một cấp cứu y tế và cần được điều trị tại bệnh viện, thường là ở phòng chăm sóc đặc biệt. Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng và sức khỏe tổng thể của bạn để quyết định kế hoạch điều trị nào là tốt nhất.

Bạn sẽ được truyền thuốc điều trị huyết áp qua đường tĩnh mạch. Đây là cách nhanh nhất để điều trị huyết áp cực cao. Khi huyết áp ở mức an toàn, thuốc có thể được chuyển sang dạng uống. Nếu bạn bị suy thận, bạn có thể cần phải lọc máu.
Các phương pháp điều trị khác phụ thuộc vào từng triệu chứng cụ thể và các nguyên nhân có thể gây ra tăng huyết áp cấp cứu.
5. Phòng ngừa cao huyết áp ác tính
Một số trường hợp tăng huyết áp ác tính có thể được ngăn chặn. Nếu bạn bị huyết áp cao, điều quan trọng là bạn phải kiểm tra huyết áp thường xuyên. Đặc biệt nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên có một lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh.
Để giảm huyết áp , hãy làm theo những lời khuyên sau:
- Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm huyết áp của bạn. Hãy thử Chế độ ăn kiêng DASH. Trong chế độ ăn kiêng này, bạn sẽ tập trung ăn các thực phẩm bao gồm trái cây, rau, các sản phẩm từ sữa ít béo, thực phẩm giàu kali và ngũ cốc nguyên hạt.
- Hạn chế lượng muối ăn. Chỉ nên tiêu thụ muối ăn ở mức 1.500 mg mỗi ngày nếu bạn là người trên 50 tuổi hoặc bị tiểu đường, tăng huyết áp hoặc bệnh thận mãn tính. Đừng ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì chúng có thể chứa nhiều muối.
- Tập thể dục thường xuyên.Tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
- Giảm cân nếu bạn thừa cân.
- Giảm căng thẳng. Kết hợp các phương pháp giảm thiểu căng thẳng. Chẳng hạn như hít thở sâu hoặc thiền.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá .
- Hạn chế đồ uống có cồn xuống hai ly mỗi ngày nếu bạn là nam và một ly mỗi ngày nếu bạn là nữ hoặc trên 65 tuổi.
- Kiểm tra huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp tự động.
Tăng huyết áp ác tính là một chứng bệnh nguy hiểm. Có thể nhận thấy rằng căn bệnh này có những triệu chứng rất dễ gây nhầm lẫn với căn bệnh khác. Vì vậy sẽ rất nguy hiểm nếu bạn không đề phòng. Hy vọng với các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách phòng ngừa bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.