Những người bị tăng huyết áp cần đặc biệt chú ý đến chất lượng giấc ngủ của mình. Mặc dù mối liên hệ chính xác giữa giấc ngủ và tăng huyết áp vẫn chưa rõ ràng, nhưng nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể gây ra huyết áp cao hoặc làm cho bệnh trầm trọng hơn. Trên thực tế, ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Và nếu bạn đã bị tăng huyết áp, chất lượng giấc ngủ kém có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Vì vậy, thay đổi chế độ ăn uống để giảm huyết áp là điều cần thiết. Bạn cũng nên tập trung vào chất lượng giấc ngủ của mình để tạo ra tác động tích cực đến bệnh tăng huyết áp.
Rối loạn giấc ngủ có thể gây ra tăng huyết áp hoặc khiến huyết áp khó kiểm soát hơn. Các yếu tố phổ biến ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm:
- Mất ngủ: Thức giấc kéo dài, không thể ngủ sâu và hồi phục cơ thể bằng giấc ngủ.
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA): Các đợt ngừng thở ngắt quãng trong khi ngủ có liên quan nhiều đến tăng huyết áp
- Hội chứng chân không yên (RLS): Trên thực tế, RLS và huyết áp cao có mối liên hệ sâu sắc với nhau. Mặc dù hội chứng này và tăng huyết áp có sự xung đột với nhau.
- Thiếu ngủ: Ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm có liên quan đến tăng nguy cơ phát triển huyết áp cao
Mối liên hệ giữa chứng rối loạn giấc ngủ , RLS và tăng huyết áp vẫn chưa được chứng minh. Nhưng nếu bạn đã được chẩn đoán bị tăng huyết áp và OSA, hoặc nếu bạn bị huyết áp cao và bị thiếu ngủ, bạn nên kịp thời khám chữa để giúp kiểm soát huyết áp của mình tốt hơn.
2. Ngưng thở khi ngủ và huyết áp cao
Ngưng thở khi ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ thường xảy ra khi các mô mềm ở mặt sau cổ họng rơi vào trạng thái thư giãn. Chúng sẽ chặn đường thở trong khi ngủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng những khoảng dừng này trong quá trình oxy hóa vào ban đêm có thể kích hoạt phản ứng chiến hay chạy (Fight-or-Flight Response) của cơ thể, làm tăng huyết áp.

Tuy nhiên, thiết bị thở áp lực dương liên tục (CPAP) duy trì nhịp thở ban đêm không thật sự giúp cải thiện tình trạng tăng huyết áp ở những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ và huyết áp cao.
Tuy nhiên, nếu bạn bị cả OSA và tăng huyết áp, bạn nên tuân thủ kế hoạch điều trị để cải thiện chứng ngưng thở khi ngủ. Nhờ thế mới có thể có tác động tích cực đến huyết áp của bạn.
3. Mối liên hệ giữa rối loạn giấc ngủ và tăng huyết áp
Nhiều nghiên cứu, với sự tham gia của hàng trăm nghìn người lớn trên khắp thế giới, đã xác nhận mối liên hệ giữa thời gian ngủ ngắn và huyết áp cao.
Tại sao thời lượng ngủ lại ảnh hưởng đến huyết áp vẫn còn là điều bí ẩn. Có thể cơ thể cần thời gian ngủ dài để nạp đủ lượng hormone kiểm soát huyết áp. Dù lý do là gì, bằng chứng cho thấy rằng thói quen ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp .
4. Tư thế nằm cho người cao huyết áp
Bạn sẽ tìm thấy các ý kiến trái ngược nhau về tư thế ngủ sẽ góp phần như thế nào vào việc tăng huyết áp như thế nào. Nếu bạn đã được chẩn đoán là bị tăng huyết áp, hãy hỏi bác sĩ để được tư vấn về tư thế ngủ nào là tốt nhất cho bạn.
Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ, rối loạn giấc ngủ kéo dài nên tránh nằm ngửa khi ngủ. Tư thế này thúc đẩy sự tắc nghẽn đường thở và do đó có thể khiến huyết áp tăng lên.

Tư thế nên nằm của người cao huyết áp không mắc chứng ngưng thở là nằm ngửa. Gối đầu không quá 15cm. Một số ý kiến khác lại cho rằng nằm nghiêng trái là lựa chọn tốt hơn. Theo Nghiên cứu Đại học Y Khoa Nhật Bản, đổi tư thế nằm ngửa qua nằm sấp giúp huyết áp giảm 25 mmHg.
Vì thế, bệnh nhân cao huyết áp nên lựa chọn tư thế thoải mái nhất với mình. Hoặc nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có được lựa chọn tốt nhất.
Rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng mạnh tới thể trạng của người cao huyết áp. Vì thế việc điều trị triệu chứng này là vô cùng cần thiết. Hy vọng bạn đã hiểu rõ về ảnh hưởng của giấc ngủ tới huyết áp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.