Rối loạn cương dương ở người tiểu đường là tình trạng dương vật không cương và không thể thực hiện chức năng giao hợp do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường. Thời gian đái tháo đường càng lâu thì tỷ lệ mắc biến chứng rối loạn cương dương càng tăng cao. Điều này khiến phái mày râu cảm thấy e ngại, tự ti và không thể chia sẻ với ai. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố đan xen và khá phức tạp. Nếu không được điều trị kịp thời rất có thể gây vô sinh.
1. Rối loạn cương dương ở người tiểu đường là gì?
Rối loạn cương dương là một bệnh lý gây rối loạn chức năng sinh dục ở nam giới. Khi mắc bệnh lý này, các biểu hiện sẽ thể hiện thông qua tình trạng dương vật không cương hoặc không đủ cương cứng để thực hiện giao hợp.

Người bình thường nếu có đời sống sinh hoạt thiếu khoa học thì rất dễ mắc rối loạn cương dương. Tuy nhiên, ở người bệnh đái tháo đường thì tỷ lệ mắc cao gấp 4 lần người bình thường.
Người mắc đái tháo đường kèm rối loạn cương dương chiếm tới 45-75%.
Ở người khỏe mạnh, nam giới bước qua tuổi 30 chức năng tình dục sẽ có dấu hiệu suy giảm nhẹ. Cho đến tuổi 40 trở đi thì tình trạng này sẽ rõ rệt hơn. Còn ở người đái tháo đường, đặc biệt là người đái tháo đường type 2 thì dấu hiệu rối loạn cương dương ở người tiểu đường đến sớm hơn 10 – 15 năm.
2. Nguyên nhân gây rối loạn cương dương ở người đái tháo đường là gì?
Rối loạn cương dương ở người đái tháo đường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đôi khi các yếu tố này đan xen nhau khiến cho tình trạng rối loạn cương dương càng trở nên phức tạp và khó điều trị. Trong đó, 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
- Do bệnh lý mạch máu: Biến chứng đái tháo đường thường dẫn đến xơ vữa động mạch, hẹp động mạch gây tắc nghẽn mạch máu khiến máu không thể tới được dương vật và sẽ gây nên tình trạng rối loạn cương dương.
- Do nội tiết: Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa gây kháng insulin, tăng tiết aromatase, kháng leptin. Hậu quả là người bệnh sẽ mắc suy sinh dục thử phát, nồng độ testosterone giảm mạnh và khiến dương vật không thể cương cứng
- Do thần kinh: Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường một phần do lạm dụng rượu. Chính vì thế mà dẫn đến hệ thần kinh giao cảm bị tổn thương và làm mất khả năng cương cứng ở dương vật.
- Do ảnh hưởng tâm thần: Stress, căng thẳng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh dục.
Rối loạn cương dương ở người tiểu đường nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Chẩn đoán rối loạn cương dương ở người bệnh đái tháo đường
Để phát hiện bệnh lý này sớm, người bệnh cần thăm khám ngay tại các cơ sở y tế khi phát hiện ra các biểu hiện như suy giảm ham muốn, dương vật không cương cứng được lâu,….

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ đánh giá bạn có mắc rối loạn cương dương ở người tiểu đường thông qua các yếu tố:
- Đánh giá kiểm soát lượng đường trong máu
- Đánh giá các biến chứng mạch máu
- Đánh giá biến chứng thần kinh
- Đánh giá về các ảnh hưởng tâm thần
- Kiểm tra chức năng các bộ phận khác trong cơ thể như gan, thận và nồng độ testosterone.
- Ngoài ra đánh giá tiền sử dùng thuốc, rượu.
4. Phương pháp cải thiện rối loạn cương dương ở người tiểu đường

Tuân thủ quá trình điều trị đái tháo đường theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bao gồm việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thuốc và đúng giờ.
- Theo dõi, đo đường huyết mỗi ngày và kiểm soát lượng đường huyết ổn định. Không tăng quá cao mà cũng không quá thấp.
- Không lạm dụng các loại thực phẩm khiến đường huyết tăng. Không ăn các thực phẩm gây hại cho bệnh hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Nên tham khảo ý kiến của của bác sĩ để có được chế độ ăn uống hợp lý, khoa học hơn.
- Thực hiện chế độ 3 không: Không rượu bia, không thuốc lá và không chất kích thích.
- Tập luyện thể dục thường xuyên. Nên thực hiện tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày để cải thiện sức khỏe.
Với các nguồn thông tin bổ ích về rối loạn cương dương ở người tiểu đường. Tuân thủ quá trình điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, kiểm soát lượng đường huyết và có chế độ sinh hoạt khoa học sẽ giúp bạn trị được chứng bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.