Viêm gan B có thể dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Nhiều mẹ bầu lo lắng về nguy cơ lây nhiễm bệnh sang con trong quá trình mang thai. Vậy chế độ chăm sóc phụ nữ mang thai bị viêm gan B như thế nào và cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây, Hebrotek sẽ chia sẻ cho quý bạn đọc để mẹ và bé có sức khỏe đảm bảo an toàn nhất.
Những thông tin phụ nữ mang thai bị viêm gan B cần biết
Viêm gan B là bệnh gan do virus HBV gây ra và có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Đường lây nhiễm qua đường máu và dịch cơ thể như: Tinh dịch, chất tiết ra từ âm đạo, sữa mẹ, nước bọt,…
Tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ chỉ khoảng 40%. Hệ miễn dịch của con người có thể tự chống lại virus viêm gan B mà không cần sử dụng thuốc. Vì thế tùy vào cơ địa từng người mà bệnh có phải là mạn tính hay không.
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, khi có kế hoạch mang thai bạn nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra có bị viêm gan B không. Nếu không phát hiện sớm, điều trị, bà bầu có thể bị các vấn đề nghiêm trọng. Nếu bạn bị viêm gan B trước khi mang thai, bạn cần khai báo với bác sĩ để được tư vấn phác đồ thuốc an toàn và đảm bảo tỷ lệ lây sang con là thấp nhất.
Phụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu hơn. Viêm gan B sẽ dẫn đến bệnh nặng hơn và tử vong cao hơn do suy gan cấp hoặc tối cấp và nếu hồi phục thì cũng dễ diễn tiến mạn tính hơn người thường.
Phụ nữ mang thai bị viêm gan B ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Như đã chia sẻ bên trên, viêm gan B có thể lây sang em bé và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ.
Thai nhi bị lây nhiễm viêm gan B từ mẹ
Thai nhi có nguy cơ bị nhiễm viêm gan B ngay từ khi còn nằm trên bụng mẹ. Khoảng 90% phụ nữ mang thai bị viêm gan B cấp tính. 10% còn lại là mãn tính. Mãn tính có khả năng lây sang con nhiều hơn.
Tùy vào từng thời điểm mang thai mà tỷ lệ lây nhiễm sang con sẽ khác nhau.
- Giai đoạn 3 tháng đầu: tỷ lệ lây nhiễm thấp khoảng 1%
- Giai đoạn tháng 3-6: tỷ lệ lây nhiễm ở mức trung bình khoảng 10%
- Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ: tỷ lệ lây nhiễm cao khoảng 60-70%

Vì thế, nếu phụ nữ mang thai phát hiện viêm gan B sớm thì khả năng lây nhiễm sang con thấp. Nếu phát hiện muộn, không có biện pháp ngăn ngừa thì nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Trường hợp bà bầu bị viêm gan B trước khi mang thai, nếu đã được điều trị ổn định thì tỷ lệ truyền nhiễm cho con hầu như bằng không.
Trường hợp trước khi mang thai bị viêm gan B mà chưa điều trị hoặc điều trị chưa dứt điểm. Khi mang thai sức khỏe yếu hơn, tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn. Tỷ lệ lây bệnh sang con cao và sức khỏe của mẹ cũng bị ảnh hưởng, có khi còn nguy hiểm đến cả tính mạng. Trẻ sơ sinh nhiễm viêm gan B khi trưởng thành, có đến 25% sẽ chết. Vì bệnh tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
Thai nhi bị ảnh hưởng đến sự phát triển
Nếu được điều trị ổn định và có biện pháp ngăn ngừa lây lan thì hầu như bệnh không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi virus viêm gan B thường sống trong máu và dịch sinh dục của mẹ. Virus không truyền được qua nhau thai. Vì thế thai nhi vẫn có thể phát triển khỏe mạnh bình thường, không có khả năng gây dị tật.

Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai bị viêm gan B trở nặng ở 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ gia tăng khả năng sinh non.
Ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu
Phụ nữ mang thai thường nhiễm viêm gan B trước khi mang thai. Cũng có trường hợp nhiễm trong quá trình mang thai. Bà mẹ mang thai khi đang điều trị kháng virus cần thông báo cho bác sĩ để thảo luận về nguy cơ và lợi ích của việc tiếp tục điều trị. Ngừng điều trị có thể gây ra nguy cơ viêm gan bùng phát cho bà mẹ. Có thể xem xét ngừng điều trị cho người phụ nữ không có xơ gan.

Những lưu ý dành cho phụ nữ mang thai bị viêm gan B
Tâm lý hoang mang, lo lắng là điều không thể tránh khỏi khi mẹ bầu biết mình bị viêm gan B, song điều quan trọng là việc chăm sóc sức khỏe tốt. Dưới đây là một vài lưu ý và lời khuyên của Hebrotek cho các mẹ.

Phụ nữ mang thai bị viêm gan B nên ăn gì?
Chế độ ăn cho phụ nữ mang thai bị viêm gan B nên nhiều dinh dưỡng và đa dạng. Các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch nên được đưa vào thực đơn hàng ngày như:
- Các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, sắt tốt cho gan
- Sữa giúp bổ sung canxi và các dinh dưỡng khác
- Các loại hạt giàu dinh dưỡng và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa
- Protein không chất béo như ức gà, cá hồi, thịt bò, đạm thực vật,…
>> Xem thêm: Hỗ trợ giải độc, tăng cường chức năng gan – Gan Hebrotek Sliver
Phụ nữ mang thai bị viêm gan B kiêng ăn gì?
Bà bầu cần tránh xa các thực phẩm khó tiêu như nước ngọt, đồ ăn sẵn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ngọt.
Các loại thực phẩm chứa chất kích thích được coi là nhóm thực phẩm cấm đối với bà bầu. Ví dụ như rượu, bia, nước có ga, thuốc lá, cafe,… Những chất này khiến virus viêm gan B có hội hoạt động mạnh mẽ hơn. Gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự an toàn cả mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ?
Nhiều người cho rằng, bà bầu bị viêm gan B nên sinh mổ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho trẻ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc sinh mổ không hạn chế được hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.
Virus viêm gan B lây từ mẹ sang bé dựa trên sự có mặt của virus trong hỗn hợp dịch lỏng cơ thể khi sinh em bé. Vì thế dù sinh thường hay sinh mổ, trẻ sơ sinh vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Cách phòng ngừa hiệu quả là tiêm phòng và chăm sóc đúng cách cho cả mẹ lẫn bé.

Qua những thông tin trên, phụ nữ dù có hay không có tiền sử bị viêm gan B trước khi mang thai cần đi kiểm tra sức khỏe cẩn thận. Nếu mắc bệnh viêm gan B cần điều trị ổn định rồi mới mang thai. Điều này sẽ phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.