Bệnh người cao tuổi lúc giao mùa dễ mắc phải có những bệnh nào? Phải làm gì để phòng chống và ngăn ngừa mắc các bệnh cho ông bà bố mẹ mình? Hãy cũng chú ý theo dõi và tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé của Hebrotek nhé!
Những bệnh người cao tuổi lúc giao mùa hay gặp phải
Người cao tuổi có sức đề kháng kém hơn những người trẻ tuổi. Vì thế mà lúc giao mùa, thay đổi thời tiết, sức khỏe yếu dễ mắc bệnh hơn cũng là điều dễ hiểu.
Bệnh đường hô hấp
Đường hô hấp bao gồm đường hô hấp trên và dưới. Đường hô hấp trên có mũi, họng, hầu, thanh quản và xoang. Hô hấp dưới có khí quản, phế quản, tiêu phế quản, phế quản tận cùng và phế nang.

Vào lúc giao mùa, đường hô hấp của người cao tuổi rất nhạy cảm.Nhất là thời điểm này trời trở lạnh đột ngột rất dễ gây viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, hen suyễn, bệnh phổi … Biểu hiện của bệnh ở người già là ho có đờm, sốt, khó thở,… Đối với các cụ ông đang hoặc đã có thói quan sử dụng thuốc lá, thuốc lào, bia, rượu,… càng dễ mắc các bệnh này lúc giao mùa. Vì thế người cao tuổi và người thân NCT cần chú ý đến những thay đổi bất thường của cơ thể.
Viêm mũi, viêm họng
Viêm mũi viêm họng là bệnh mà thậm chí người trẻ tuổi còn mắc quanh năm. Khi giao mùa, người cao tuổi lại dễ mắc bệnh hơn. Biểu hiện của bệnh là hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, ho, khó thở,…
Bệnh tim mạch, huyết áp
Tim mạch, huyết áp hay tiểu đường vốn là những căn bệnh mãn tính do rối loạn nội tiết khi về già. Đặc biệt khi trời lạnh, nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ cơ thể thấp dễ khiến bệnh tái phát và trở nặng hơn.
Mùa đông, nhu cầu trao đổi oxy của tim tăng để làm ấm cơ thể. Khi cơ thể không đủ ấm, tim phải hoạt động nhiều rất dễ mắc suy tim, đau thắt ngực, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Biểu hiện rõ ràng nhất là đau ngực, thở dốc, đau lưng vai gáy.
Suy tim và tăng huyết áp bất thường là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ, đột quỵ não ở người già. Chiều tối và đêm là thời điểm NCT dễ bị đột quỵ. Dấu hiệu là bỗng dương choáng váng, mất ý thức và bất tỉnh.

>> Xem thêm: Chỉ người già mới bị đột quỵ? Tìm hiểu về bệnh đột quỵ
Các bệnh nhiễm trùng
Hội chứng nhiễm trùng ở NCT rất đa dạng như viêm xoang, lao phổi, viêm gan, viêm dạ dày, viên thận, rối loạn tiêu hóa, giun sán, giang mai…Nói chung tất cả các hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, nhiễm trùng sinh dục hay các cơ quan thần kinh đều có thể bị nhiễm trùng. Dẫn đến các bệnh viêm. Nếu không chữa trị kịp thời có thể lây sang người khác hoặc tử vong.
Bệnh cơ xương khớp
Thời tiết lạnh làm bệnh về xương ở NCT gia tăng và tái phát. Ví dụ như bệnh thoái hóa khớp, thiết vị đĩa đệm, xơ cứng khớp. Cơ thể bị lão hóa khi về già, suy giảm các chức năng, cơ khớp kém linh hoạt hơn. Loãng xương là một trong những nguyên nhân chính gây ra chứng đau nhức các khớp xương ở người cao tuổi.

Khi mắc bệnh, người bệnh thường có cảm giác tay chân đau mỏi, phù nề, đau âm ỉ. Người già thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi cầu thang, gập duỗi tay chân. Người già dễ bị cứng khớp, khó cử động khớp cổ tay, bàn tay, cổ chân.
Phòng bệnh người cao tuổi lúc giao mùa như thế nào?
Lạm dụng thuốc tây quá nhiều không tốt cho người cao tuổi. Thậm chí còn gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì thế biện pháp phòng bệnh người cao tuổi lúc giao mùa tối nhất là tăng cường sức đề kháng.
Giữ ấm cho cơ thể
Cơ thể người già chịu lạnh kém hơn bình thường. Lúc giao mùa thời tiết thay đổi đột ngột thất thường khiến cơ thể NCT không kịp thích nghi. Cơ thể bị lạnh đột ngột dễ gây ra đột quỵ. Vì thế thời điểm này việc giữ ấm cho cơ thể là rất quan trọng. NCT không nên tắm nước lạnh và tắm quá lâu. Sau khi tắm xong cần giữ ấm cơ thể ngay lập tức.

Hàng ngày NCT cũng nên mặc đủ ấm cho cơ thể. Đặc biệt là phần đầu, chân tay và cổ.
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp máu huyết lưu thông, làm ấm cơ thể. Tập thể dục còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên đối với NCT cần có những bài tập hợp lí. Thời gian tập 1 ngày chỉ khoảng 15-30 phút. NCT chỉ nên tập nhẹ nhàng như hít thở sâu, vung tay, đi bộ, massage xoa bóp tay chân. Hạn chế đi cầu thang.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho người già cần lưu ý:
- Hạn chế ăn quá nhiều đạm động vật như thịt. Tăng cường cá, đạm thực vật và các loại rau xanh, hoa quả
- Hạn chế ăn đồ ngọt gây béo phì, tiểu đường, tim mạch,…
- Uống đủ nước 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước vào buổi sáng và đầu giờ chiều. Hạn chế uống nước vào buổi tối gây ảnh hưởng đến thận và mất giấc ngủ.
- Bỏ thuốc lá, thuốc lào, rượu, bia, những chất kích thích,…
- Vệ sinh họng, răng miệng sạch sẽ trước và sau khi ngủ.
- Sử dụng thêm các thực phẩm chức năng, bổ sung vitamin C, E, kèm, canxi
Trên đây là những biện pháp phòng bệnh người cao tuổi lúc giao mùa. Hãy giữ gìn sức khỏe cho bố mẹ, ông bà của bạn trong thời tiết chuyển mùa này cẩn thận nhé.