Trong các loại virus do viêm gan, viêm gan B và viêm gan E là 2 loại dễ mắc phổ biến nhất. Tuy nhiên đa số người dân chỉ biết đến viêm gan B nhiều hơn. Viêm gan E có vẻ không phổ biến. Thế nhưng đây lại là 2 loại virus rất nguy hiểm và khó phân biệt. Vậy có cách nào để bệnh viêm gan B và viêm gan E. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Hebrotek nhé!
Tìm hiểu về bệnh viêm gan B
Viêm gan B là bệnh lý truyền nhiễm về gan có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay trên thế giới. Tác nhân gây bệnh là do virus HBV tấn công làm tổn thương đến tế bào gan một cách thầm lặng. Viêm gan B là căn bệnh có thể lây truyền qua người thông qua đường máu, đường tình dục hoặc di truyền từ mẹ sang con.

>> Xem thêm: Bị bệnh viêm gan B có chữa khỏi được không?
Tìm hiểu về bệnh viêm gan E
Viêm gan E là bệnh lý được gây ra bởi virus HEV. HEV là loại virus dương đơn thể, không có vỏ bọc, sức chịu đựng tương đối kém. Người bị nhiễm virus viêm gan E không có khả năng miễn dịch lâu dài. Trong một số trường hợp, viêm gan E có thể lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con. Phụ nữ mang thai thường hay mắc bệnh này.

Phân biệt viêm gan B và viêm gan E như thế nào?
Phân biệt viêm gan B và viêm gan E dựa theo những tiêu chí nào? Dưới đây hãy cùng chúng mình tìm hiểu

Về con đường lây nhiễm
- Viêm gan B: virus viêm gan B chủ yếu lây từ người sang người, qua đường máu. Nếu vô tình máu dính vào máu của bệnh nhân bị viêm gan B có vết thương hở thì bạn có thể bị lây nhiễm virus. Viêm gan B cũng lây qua đường tình dục, qua dịch cơ thể, lây từ mẹ sang con.
- Viêm gan E:Khác với viêm gan B, viêm gan E thường lây qua đường tiêu hóa (phân/miệng). Nếu ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus viêm gan E thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Hiếm gặp hơn, viêm gan E lây qua đường máu và từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
- Viêm gan E thường xuất hiện với chu kỳ 5 – 10 năm. Mùa mưa lũ là thời kỳ khiến nguồn nước dễ bị ô nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo. Quá trình chế biến thức ăn có thể bị nhiễm mầm mống của virus. Chúng sẽ có cơ hội cao xâm nhập vào con người. Do đó, mọi người cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi, thường xuyên vệ sinh nơi ở.
Về diễn biến của bệnh
- Viêm gan B: Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, số lượng người mắc bệnh viêm gan B ngày càng cao, lên đến 300 triệu người. Tuy nhiên chỉ 10% người bị nhiễm phát triển bệnh thành mạn tính. 40% bệnh nhân viêm gan B mạn tính phát triển thành xơ gan và ung thư gan. 90% trẻ em bị lây viêm gan B từ mẹ trong quá trình mang thai sẽ bị viêm gan mạn tính. Viêm gan B không thể chữa khỏi hoàn toàn. Diễn biến bệnh kéo dài trong khoảng 4-6 tuần.
- Viêm gan E: Thời gian ủ bệnh của viêm gan E kéo dài trung bình 40 ngày. Bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng 4 – 6 tuần mà không cần tới các biện pháp chữa trị. Nhưng cũng có trường hợp viêm gan E diễn tiến thành ác tính, đặc biệt đối tượng bệnh nhân là phụ nữ có thai. Đối với các trường hợp gan bị tổn thương nghiêm trọng có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tính mạng con người.
Về biểu hiện của bệnh
- Viêm gan B: Dấu hiệu nhận biết không quá rõ ràng. Các biểu hiện dễ nhận biết nhất là sốt, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi chán ăn. Biểu hiện rõ ràng hơn ở giai đoạn sau như vàng da, nước tiểu có màu vàng, đau tức bụng vùng gan.
- Viêm gan E: Khá giống với viêm gan B như sốt nhẹ, mệt mỏi đau nhức toàn thân, vàng mắt vàng da. Một vài biểu hiện khác biệt như nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu. Đau bụng vùng gan khi ấn vào, đau âm ỉ. Ngoài ra còn có các dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn mửa,…
Về Vacxin phòng bệnh
- Viêm gan B: Hiện nay, viêm gan B đã có vacxin tiêm phòng từ những năm 1986. Vacxin viêm gan B khuyến nghị tiêm cho người dưới 18 tuổi và những người có nguy cơ mắc bệnh cao.
- Viêm gan E: Cho đến nay, y khoa vẫn chưa chế tạo thành công được vacxin viêm gan E. Người đã từng bị nhiễm hay người bình thường không hình thành được cơ chế miễn dịch suốt đời. Vì thế nguy cơ tái phát và bị nhiễm là rất cao.
Trên đây là cách phân biệt bệnh viêm gan B và viêm gan E. Đây đều là 2 căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì thế mỗi chúng ta cần phải xây dựng được chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Để tránh nguy cơ mắc bệnh và lây lan, bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh.