Skip links

Những điều bạn cần biết về viêm gan A

Viêm gan A là bệnh có liên quan chặt chẽ đến vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh và nguồn thức ăn hàng ngày. Bệnh có mức độ lây lan rộng. Thế nhưng nhiều người lại chưa hiểu biết rõ về căn bệnh này. Nguyên nhân có thể khiến bạn mắc bệnh là gì? Hãy cùng Hebrotek tìm hiểu nhé!

Bệnh Viêm gan A là gì?

Viêm gan A hay còn gọi là viêm gan siêu vi A. Đây là căn bệnh nhiễm trùng gan cấp tính do virus viêm gan A (HAV) gây ra. Virus HAV làm các mô gan tế bào bị tổn thương. Chức năng và hoạt động của gan bị ảnh hưởng tiêu cực. Viêm gan A cũng lây qua đường phân – miệng, nhiễm virus vào nguồn nước giống viêm gan E.

Virus này cũng không gây ra viêm gan mạn tính. Viêm gan A không gây chết người. Phần lớn bệnh chỉ kéo dài không quá 6 tháng.

Virus HAV gây bệnh viêm gan A
Virus HAV gây bệnh viêm gan A

Nguyên nhân gây bệnh viêm gan A

Nguyên nhân gây viêm gan A là do virus viêm gan A xâm nhập vào tế bào gan và gây viêm. Con đường lây bệnh viêm gan A chủ yếu là qua đường tiêu hóa phân – miệng. Bệnh này ít lây qua đường máu. Bệnh này liên quan mật thiết đến vệ sinh cá nhân, vệ sinh thực phẩm và môi trường. Virus gây bệnh sống hàng tháng trong môi trường ô nhiễm. Khu vực có điều kiện vệ sinh kém có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan A cao.

Một số trường hợp lây lan virus HAV là:

  • Nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Người chế biến thực phẩm bị nhiễm virus HAV không rửa tay đúng cách.
  • Ăn sống các loại động vật có vỏ (tôm, cua, sò, ốc…) từ nguồn nước bị ô nhiễm
  • Nguồn nước sinh hoạt nhiễm virus viêm gan A
  • Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh viêm gan A. Ví dụ như bát đũa thìa, khăn, bàn chải đánh răng … 
  • Quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm virus.

Virus HAV cũng có một tỷ lệ rất nhỏ lây truyền qua đường máu. Sở dĩ tỷ lệ này nhỏ vì tỷ lệ virus HAV tồn tại trong máu là rất thấp.

Triệu chứng của bệnh viêm gan A

Sau 2-6 tuần virus viêm gan A xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện:

  • Mệt mỏi:  Gan không thực hiện được chức năng đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Cơ thể trở nên uể oải, mệt mỏi
  • Rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng dẫn đến buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy. Vùng bụng phía trên tay phải là vị trí gan nằm sẽ bị đau, khó chịu.
  • Sốt nhẹ: Khi virus xâm nhập vào cơ thể sẽ có biểu hiện sốt nhẹ và kéo dài
  • Vàng da: Viêm gan dẫn đến vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng ở người bệnh. Mức độ vàng da sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn tổn thương gan.
  • Đau cơ, khớp: Khi bệnh nhân bị đau cơ khớp thì diễn biến của bệnh đã ở giai đoạn nặng hơn, phức tạp.
Triệu chứng viêm gan A gây vàng da, vàng mắt ở người bệnh
Triệu chứng viêm gan A gây vàng da, vàng mắt ở người bệnh

>> Xem thêm: Đừng chủ quan: Bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng nhanh chóng mặt

Người lớn khi bị nhiễm virus thường có biểu hiện rõ ràng hơn. Các triệu chứng chỉ kéo dài trong vài tuần. Nếu không để ý kỹ và phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bệnh nặng và nguy hiểm, phức tạp hơn.

Biện pháp phòng bệnh viêm gan A

Hiện nay viêm gan A chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Phác đồ điều trị chủ yếu là đảm bảo dinh dưỡng và tránh tổn thương gan. Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus bằng cách vệ sinh cá nhân tốt và vệ sinh môi trường.

Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm gan A là tiêm phòng vắc xin viêm gan A. Vắc xin viêm gan A thường được tiêm hai mũi. Mũi nhắc lại tiêm sau mũi đầu 6 – 12 tháng. Vắc xin được khuyến nghị cho các đối tượng sau:

  • Trẻ em từ 1 tuổi trở lên
  • Người thường xuyên làm việc hoặc đi du lịch ở những nơi có tỷ lệ viêm gan A cao
  • Trong gia đình có người nhiễm HAV
  • Nhân viên phòng thí nghiệm có thể tiếp xúc với virus viêm gan siêu vi A
  • Đối tượng đang làm các công việc có nguy cơ phơi nhiễm cao như: cô nuôi dạy trẻ, hộ lý, y tá, nhân viên xử lý nước thải…
  • Người mắc bệnh rối loạn đông máu, mắc bệnh gan mãn tính.
  • Người sử dụng ma túy trái phép
  • Người đồng tính nam hoặc lưỡng tính.

Ngoài ra, để hạn chế khả năng lây nhiễm viêm gan A, bạn cũng nên:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng và nước ấm trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn
  • Tự gọt vỏ và rửa sạch tất cả các loại trái cây và rau quả tươi trước khi ăn.
  • Vệ sinh chỗ ở, không gian làm việc thường xuyên, sạch sẽ
  • Hạn chế thấp nhất rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn, cafein,…

Trên đây là những điều bạn cần biết cơ bản về bệnh viêm gan A. Viêm gan A không nguy hiểm như viêm gan B. Nhưng bạn cũng đừng nên chủ quan. Hãy chú trọng bảo vệ sức khỏe của chính mình và nhiều người xung quanh nhé.

This website uses cookies to improve your web experience.