Skip links

Ngừng tim và Đau tim: Sự khác nhau là gì?

Đau tim và ngừng tim đều là những bệnh lý về tim cực kỳ nguy hiểm. Mặc dù có một vài dấu hiệu giống nhau, nhưng bên cạnh đó, hai bệnh lý này vẫn có một số điểm khác biệt chứng để phân biệt. Hiểu được các triệu chứng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khác nhau có thể giúp việc điều trị và cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Vậy, sự khác biệt của hai bệnh lý này là gì?

Tim ngừng đập nguy hiểm hơn nhồi máu cơ tim 

Tim ngừng đập là khi tim ngừng bơm máu đi khắp cơ thể. Khi tim ngừng đập, người bệnh sẽ bất tỉnh trong vòng vài giây và có thể gây tử vong nếu không được hồi phục trong vòng vài phút. Trên thực tế, tỷ lệ gây tử vong của tình trạng này gây tử vong lên tới 89%.

Tim ngừng đập nguy hiểm hơn nhồi máu cơ tim
Nguy hiểm hơn nhồi máu cơ tim

Khi máu không thể lưu thông, trong thời gian này, các cơ quan khác trong cơ thể có thể bị thiếu oxy. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với não và chấn thương thần kinh thường xảy ra đối với những người sống sót sau khi gặp phải.

Đau tim là tình trạng tắc nghẽn động mạch khiến máu không thể lưu thông đến tim, dẫn đến tổn thương cơ. Các triệu chứng của cơn đau tim bao gồm đau ngực và tức ngực. Cơn đau có thể lan tỏa qua cổ, hàm và vai trái. Ngoài ra có thể kèm theo buồn nôn, choáng váng, khó thở và đổ mồ hôi. Nhưng nhìn chung không khiến người bệnh bất tỉnh như ngừng tim. Trong 20% ​​trường hợp, các cơn đau tim diễn ra “im lặng” và không có triệu chứng đáng chú ý nào cả.

Các cơn đau tim lớn, nơi động mạch bị tắc hoàn toàn gây ra tình trạng nghiêm trọng dễ gây tử vong và cần được điều trị ngay lập tức. Khoảng 14 % trường hợp đau tim gây tử vong. Các cơn đau tim nghiêm trọng, ngay cả khi được điều trị, có thể dẫn đến tim ngừng đạp.

Yếu tố nguy cơ và triệu chứng 

Tim ngừng đập xảy ra khi các xung điện điều khiển nhịp đập của tim bị trục trặc. Điều này có thể khiến tim đột ngột ngừng đập hoặc đập quá nhanh đến mức không thể bơm máu kèm theo các tình trạng như rung thất.

Yếu tố nguy cơ và triệu chứng 
Yếu tố nguy cơ và triệu chứng 

Hầu hết các cơn đau tim không dẫn đến tim ngừng đập. Tuy nhiên, khi tổn thương do thiếu lưu lượng máu đến tim khiến tim ngừng đập, ngừng tim có thể xảy ra – đây là 14% trường hợp nhồi máu cơ tim gây tử vong.

Một cơn đau tim làm tăng nguy cơ bị tim ngừng đập trong tương lai. 70% trường hợp tử vong do tim ngừng đập có liên quan đến cơn đau tim trước đó. 80% trường hợp tử vong do tim ngừng đập có liên quan đến bệnh tim mạch vành.

Nguy cơ tim ngừng đập sau cơn đau tim là cao nhất trong vòng sáu tháng đầu tiên. Suy timv à các biến chứng sức khỏe tim mạch khác cũng có thể làm tăng nguy cơ của bạn.

Điều trị ngừng tim và đau tim

Khi tim ngừng đập đột ngột, buộc phải tiến hành “khởi động” tim lại trong vài phút tiếp theo. Sử dụng phương pháp hô hấp nhân tạo hoặc máy khử rung tim là phương pháp cấp cứu khẩn cấp. Cơ hội sống sót sau cơn tim ngừng đập càng giảm khi cơn kéo dài.  Giảm xuống chỉ còn 10% sau 8 phút 24 giây mà không có mạch. Những người tim ngừng đập được cấp cứu kịp thời có khả năng sống sót gấp gần ba lần.

Khi tim ngừng đập đột ngột, buộc phải tiến hành "khởi động" tim lại trong vài phút tiếp theo
Khi tim ngừng đập đột ngột, buộc phải tiến hành “khởi động” tim lại trong vài phút tiếp theo

Sau khi nạn nhân tim ngừng đập được hồi sinh. Việc điều trị sẽ tập trung vào việc xác định và giảm nhẹ nguyên nhân gây ra ngừng tim. Những bệnh nhân có nguy cơ cao có thể được trang bị máy khử rung tim cấy ghép (ICD). Một thiết bị giúp tim đập trở lại nhịp bình thường khi phát hiện ra nhịp bất thường.

Việc điều trị các cơn đau tim sẽ được phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối tắc nghẽn. Sau khi điều trị tắc nghẽn động mạch bệnh nhân sẽ được kê thêm các loại thuốc nhằm giảm cholesterol. Đòng thời giúp ngăn ngừa cục máu đông hình thành. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ khuyến nghị thay đổi lối sống, như giảm thức ăn béo và tập thể dục thường xuyên.

Kết luận

Sự khác biệt chính giữa cơn đau tim và ngừng tim là nguyên nhân đầu tiên liên quan đến tắc động mạch. Nguyên nhân thứ hai liên quan đến tình trạng tim đập với tần suất không bình thường. Tim ngừng đập gây tử vong cao hơn nhiều so với nhồi máu cơ tim. Với tỷ lệ tử vong là 89% so với các cơn đau tim là 14%. Tuy nhiên, nhồi máu cơ tim sẽ làm tăng khả năng ngừng đập đột ngột trong tương lai.

Leave a comment

This website uses cookies to improve your web experience.