Skip links

Nên chọn thời điểm đo huyết áp trong ngày nào mới chuẩn xác?

Huyết áp được coi là một trong những thông số cơ bản phản ánh rõ nhất tình trạng sức khỏe của mỗi người. Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học kĩ thuật, các thiết bị y tế phục vụ điều trị hay tiến hành đo huyết áp tại nhà được ra đời. Mỗi người đều có thể sắm cho mình một chiếc máy tự đo huyết áp mà không cần phải tới bất kỳ cơ sở y tế nào như trước kia nữa. Tuy nhiên, khi thực hiện đo huyết áp tại nhà, người bệnh cần phải chú ý lựa chọn thời điểm đo huyết áp trong ngày để đạt được kết quả chính xác nhất. Vậy, đo huyết áp lúc nào tốt nhất? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!!

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu trong động mạch giúp truyền và cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể để nuôi dưỡng. Thực chất, huyết áp được tạo ra nhờ co bóp của tim và sức cản của mạch máu.

Khi sử dụng máy đo huyết áp để đo, bạn cần chú ý đến hai chỉ số: Huyết áp tối đa ( huyết áp tâm thu) và huyết áp tối thiểu ( huyết áp tâm trương).

Huyết áp là gì
Huyết áp được tạo ra nhờ co bóp của tim và sức cản của mạch máu

Nếu huyết áp tâm thu của bạn từ 140 mmHg trở lên và huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì sẽ được chuẩn đoán là tăng huyết áp. Còn nếu chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg, tâm trương thấp hơn 60 mmHg thì sẽ là huyết áp thấp.

Như vậy, nếu huyết áp tâm thu ở ngưỡng 90 – 140 mmHg và tâm trương dao động ở ngưỡng 60 – 90 mmHg thì được xem là huyết áp bình thường và ổn định.

Diễn biến huyết áp trong ngày thế nào?

Huyết áp phản ánh trạng thái cân bằng của quá trình sinh lý trong cơ thể. Vì thế mà có thể nói, huyết áp còn được xem là chỉ số quyết định sức khỏe mỗi người.

Tuy nhiên, không phải lúc nào huyết áp của con người cũng giữ nguyên ở cùng một chỉ số. Huyết áp thực chất sẽ thay đổi tùy theo cảm xúc hay tình trạng sức khỏe tại thời điểm đó.

Diễn biến huyết áp trong ngày
Huyết áp phản ánh trạng thái cân bằng của quá trình sinh lý trong cơ thể

Vì thế mà mỗi lần đo tại thời điểm đo huyết áp trong ngày có một chỉ số. Thậm chí uống cafe, hút thuốc lá, cảm xúc mạnh cũng có thể làm huyết áp tăng. Nhưng nếu chỉ số vẫn ở trong mức bình thường thì sẽ được xem là bình thường.

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý: Huyết áp cao vào buổi sáng và có xu hướng thấp hơn vào buổi tối. Thông thường, đỉnh thấp nhất rơi vào thời điểm đi ngủ, lúc ngủ sâu nhất.

Trong khi đó, thời điểm đo huyết áp trong ngày lại tăng cao trong nhiều thời gian khác nhau. Đặc biệt là khi làm việc căng thẳng, khi suy nghĩ, làm việc đều khiến huyết áp đột ngột tăng. Sau đó, huyết áp sẽ tự điều trình về chỉ số cân bằng. Còn nếu huyết áp vẫn duy trì ở mức cao hoặc thấp thì rất có thể, đó là dấu hiệu của bệnh lý.

Đo huyết áp lúc nào chính xác nhất?

Chính vì nguyên do huyết áp bất ổn nên nhiều người bệnh thường hoang mang không biết nên đo huyết áp lúc nào tốt nhất, đo huyết áp lúc nào chính xác nhất.

Theo đó, việc chọn thời điểm đo huyết áp trong ngày được các chuyên gia khuyên thực hiện là vào buổi sáng khi mới thức dậy và trước khi mới bước ra khỏi giường.

Đo huyết áp lúc nào chính xác nhất
Nên thực hiện đo huyết áp vào buổi sáng mới thức dậy và trước khi mới bước ra khỏi giường

Người bệnh cũng nên thực hiện đo huyết áp nhiều lần trong ngày. Sau đó nên ghi lại các chỉ số huyết áp đó vào nhật ký theo dõi. Sau đó, so sánh từng giai đoạn với nhau. Nếu thấy điều bất thường nên lập tức tới cơ sở y tế thăm khám.

Lưu ý:

  • Cần nghỉ ngơi ít nhất 3 – 5 phút để tinh thần thoải mái trước khi đo.
  • Không nói chuyện trước, trong các lần đo
  • Không đo khi đang no, khi quá đói hoặc cơ thể đang mệt mỏi
  • Không đo khu đang buồn tiểu, trước hoặc sau khi hút thuốc, uống cafe hay đang trong trạng thái tâm lý bất ổn định .
  • Thời điểm đo huyết áp trong ngày bạn nên ngồi hoặc nằm với tư thế thoải mái. Nên ngồi ghế có ghế tựa, không mặc quần áo quá bó hay chật.
  • Nên đo 3 lần liên tiếp. Cách nhau 1 phút và lấy trung bình giữa 2 lần đo cuối. Nên đo cả 2 tay.

Thực tế, việc đo huyết áp tại nhà đôi khi lại chuẩn xác hơn so với đo tại phòng khám hay bệnh viện. Chỉ số huyết áp đo tại cơ sở y tế thường có khuynh hướng tăng cao hơn so với ở nhà. Vì vậy mà rất nhiều người nhầm lẫn rằng đây là bệnh tăng huyết áp và dùng thuốc sai. Vì thế mà bạn nên đưa nhật ký theo dõi cho bác sĩ để bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh hơn.

Kết luận cuối cùng, hiểu biết về bệnh huyết áp cũng như biết được thời điểm đo huyết áp trong ngày sẽ giúp việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

This website uses cookies to improve your web experience.