Skip links

Lượng đường trong máu thấp nên ăn gì?

Lượng đường trong máu thấp nên ăn gì? Khi lượng đường trong máu thấp xuống, nó có thể khiến bạn cảm thấy đói, run và có cảm giác lâng lâng. Điều này có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu bạn nhịn đói trong vài tiếng đồng hồ. Khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường, hiện trạng này được gọi với cái tên trung là hạ đường huyết. Ở những người bị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết có thể là một biến chứng đe dọa tính mạng. Vì thế bạn cần phải chuẩn bị sẵn các thực phẩm sau đây để tránh gặp phải trường hợp này. Vừa để bảo vệ sức khỏe mà vừa phòng ngừa biến chứng nguy hiểm tính mạng. 

Triệu chứng lượng đường trong máu thấp
Triệu chứng lượng đường trong máu suy giảm

Đường, hay còn gọi là glucose, là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho cơ thể. Khi lượng đường trong máu giảm, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đói
  • Run rẩy
  • Đổ mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Lâng lâng
  • Hoang mang
  • Lo lắng
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ
  • Đau đầu

2. Ăn gì để phòng ngừa lượng đường trong máu giảm

Lượng đường trong máu thấp nên ăn gì? Hầu hết glucose trong máu đến từ carbohydrate. Carbohydrate là dạng đường và tinh bột trong ngũ cốc, đậu, rau, trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa, mật ong và đường.

Nếu bạn không mắc bệnh tiểu đường và bạn đang cảm thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng lượng đường trong máu thấp, hãy ăn hoặc uống thứ gì đó có carbohydrate. Những lựa chọn tốt là một miếng trái cây, một vài chiếc bánh quy làm từ lúa mì, một ly sữa hoặc một hộp sữa chua.

Lượng đường trong máu giảm ăn gì
Người bệnh nên ăn hoặc uống thực phẩm carbohydrate dễ tiêu hóa

Lượng đường trong máu thấp nên ăn gì? Ở những người mắc bệnh tiểu đường, tình trạng hạ đường huyết có thể đến đột ngột và cần được điều trị ngay để bệnh không trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh nên ăn hoặc uống thực phẩm carbohydrate dễ tiêu hóa chẳng hạn như:

  •  ½ cốc nước ép trái cây
  •  ½ cốc nước ngọt thông thường
  •  1 cốc sữa
  •  5 hoặc 6 viên kẹo cứng
  •  4 hoặc 5 bánh quy giòn
  •  2 thìa nho khô
  •  3 đến 4 thìa cà phê đường hoặc mật ong
  •  3 hoặc 4 viên glucose

Với mỗi sự lựa chọn trên sẽ cung cấp cho bạn khoảng 15 gam carbohydrate. Chờ trong 15 hoặc 20 phút, sau đó kiểm tra lượng đường trong máu bằng máy đo đường huyết. Nếu lượng đường trong máu vẫn còn thấp, hãy bổ sung một phần carbohydrate khác.

3. Phòng ngừa lượng đường trong máu thấp thế nào?

Phòng ngừa hạ đường huyết
Phòng ngừa hạ đường huyết thế nào?

Lượng đường trong máu thấp nên ăn gì? Ăn các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ thường xuyên là cách tốt nhất để giữ lượng đường trong máu ở mức đồng đều. Dưới đây là một số lời khuyên cho những người đã từng bị hạ đường huyết:

  • Cố gắng không bỏ hoặc ăn muộn. Đừng để tình trạng quá ba giờ mà không ăn gì đó.
  • Tránh uống rượu khi bụng đói. Rượu có thể làm lượng đường trong máu thấp xuống.
  • Ăn nhẹ trước khi tập thể dục. Những lựa chọn tốt là bánh quy giòn và bơ đậu phộng. Sữa chua và trái cây. Một nửa bánh sandwich gà  hoặc một bát ngũ cốc nguyên hạt với sữa. Một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể giúp giữ lượng đường trong máu bình thường vào ban đêm.
  • Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bạn cần phải điều chỉnh lượng carbohydrate hấp thụ với thuốc điều trị bệnh tiểu đường để tránh lượng đường trong máu thấp. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để có thực đơn dinh dưỡng tốt nhất. Nếu bạn dùng insulin vào bữa ăn, hãy đảm bảo rằng bạn ăn đúng lượng carbohydrate trong bữa để phù hợp với liều lượng insulin đã dùng. Bỏ bữa hoặc ăn không đủ carbohydrate có thể khiến lượng đường trong máu của bạn giảm xuống đáng kể.

Lượng đường trong máu thấp nên ăn gì? Lượng đường trong máu thấp có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn cả là liên quan đến tính mạng. Vì thế bạn nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và nên chuẩn bị những thực phẩm cần thiết phòng tránh trường hợp lượng đường máu giảm đột ngột. Với các lời khuyên trên, hy vọng bạn tìm thấy thông tin hữu ích cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi.

This website uses cookies to improve your web experience.