Skip links

Loãng xương có phải dấu hiệu của bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát?

Bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát là gì? Bệnh này có gây ảnh hưởng nặng nề và nguy hiểm đến sức khỏe không? Làm sao để phát hiện và điều trị bệnh lý này hiệu quả, an toàn. Các bạn hãy cùng chúng mình tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Xơ gan ứ mật nguyên phát là gì?

Xơ gan ứ mật nguyên phát (PBC) là tình trạng ống dẫn mật bị tổn thương. Mật thay vì đi đến ruột non lại tích tụ ở gan. Hàm lượng mật ở gan quá lớn sẽ gây tổn hại đến các tế bào của gan. Từ đó hình thành sẹo gan, hay còn gọi là xơ gan. Vì thế người ta gọi đây là bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát.

Đường mật và túi mật trong xơ gan ứ mật nguyện phát
Đường mật và túi mật trong xơ gan ứ mật nguyện phát

Triệu chứng của bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát

Những người mắc bệnh PBC thường có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với các bệnh gan khác như

  • Mệt mỏi
  • Khô miệng, khô mắt
  • Ngứa da
  • Đau bụng
  • Sạm da
  • Buồn nôn, chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Sút cân
  • Vàng da, vàng mắt
  • Cổ trướng, phù nề
  • Tiêu chảy
  • Gãy xương do loãng xương
Triệu chứng loãng xương
Triệu chứng loãng xương

Diễn tiến của bệnh xơ gan do tắc nghẽn ống mật rất chậm. Vì thế người mắc bệnh thường không cảm thấy có dấu hiệu bất thường gì. 

Nguyên nhân gây xơ gan ứ mật nguyên phát 

Nguyên nhân xuất hiện tình trạng bệnh xơ gan ứ mật nguyên pháp được xác định là bệnh tự miễn. Các tế bào T tấn công nhầm vào gan và các ống dẫn mật. Yếu tố kích hoạt miễn dịch tấn công đường mật không được biết. Sự hủy hoại và mất đường dẫn mật gây bài tiết mật kém.

Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn trên của hệ miễn dịch vẫn chưa được xác định rõ. Bác sĩ cho rằng rối loạn tự miễn này liên quan đến di truyền, chế độ dinh dưỡng không khoa học và môi trường sống.

Biến chứng của bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát

Khi gan bị tổn thương sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng:

  • Xơ gan: Xơ gan xảy ra ở giai đoạn cuối của bệnh. Xơ gan còn là nguyên nhân chính gây suy gan.
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Mô gan bị tổn thương làm cản trở lưu thông máu. Từ đó làm tăng áp lực trong tĩnh mạch cửa. Máu không lưu thông qua gan nên gan không thể thực hiện bình thường các chức năng lọc và thải độc.
  • Giãn tĩnh mạch: Các mạch máu có vách ngăn mỏng. Khi tăng áp lực gây xuất huyết dạ dày và thực quản, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Loãng xương: Người mắc bệnh này có nguy cơ loãng xương cao. Xương giòn, yếu, dễ gãy hơn.
  • Thiếu hụt vitamin: Khi đường mật bị tổn thương, khả năng hấp thu chất béo và vitamin trong chất béo suy giảm. Điển hình là vitamin A, D, E, K.
  • Trí nhớ: Người bệnh thường mắc các vấn đề về trí nhớ như mất trí nhớ, mất trí nhớ tạm thời, hay quên, khả năng tập trung kém,…
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh khác: Bệnh này có thể coi là bệnh nền dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa, hệ miễn dịch,…
Suy giảm trí nhớ là một trong những biến chứng của bệnh
Suy giảm trí nhớ là một trong những biến chứng của bệnh

Điều trị xơ gan ứ mật nguyên phát như nào?

Như đã nói, bệnh xơ gan ứ mật nguyên phát là bệnh tiến triển chậm. Nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra các biến chứng khó lường. Các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:

  • Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh và kéo dài sự sống: Dùng axit ursodeoxycholic giúp mật di chuyển qua gan. Trường hợp không thể điều trị nội khoa, bác sĩ phải tiến hành ghép gan.
  • Điều trị kiểm soát, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh: Phương pháp này chủ yếu giúp kiểm soát ngứa và giảm mệt mỏi ở người bệnh.
  • Điều trị ngăn ngừa biến chứng của bệnh: Tăng cường bổ sung canxi, các loại vitamin A, E, K và đặc biệt là vitamin D. Điều trị này giúp kiểm soát áp lực tĩnh mạch cửa, thiếu hụt vitamin và loãng xương.
  • Điều trị giảm nhẹ bằng các thay đổi lối sống: Hạn chế rượu bia, thuốc lá, …Tăng cường luyện tập thể dục thể thao hàng ngày. Bổ sung các thực phẩm chức năng tốt cho gan cũng được khuyên dùng.
Thể dục thể thao luôn tốt cho sức khỏe
Thể dục thể thao luôn tốt cho sức khỏe

Dấu hiệu của bệnh thường khá khó phát hiện. Kể cả khi bạn đã mắc bệnh thì tiến triển của bệnh cũng rất chậm. Vì thế cần kiểm tra theo dõi sức khỏe định kỳ để chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm. Phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy vào từng giai đoạn của bệnh. Trong quá trình điều trị, bạn cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

This website uses cookies to improve your web experience.