Skip links

Lo lắng làm tăng huyết áp, nguyên nhân do đâu?

Lo lắng, căng thẳng là cảm giác thường xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc lo lắng kéo dài gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Đặc biệt đã ghi nhận nhiều trường hợp, căng thẳng lo lắng làm tăng huyết áp. Nguyên nhân của hiện tượng này do đâu? Liệu chúng có gây ra biến chứng nguy hiểm nào không? Hãy cùng theo dõi các thông tin dưới đây để được giải đáp thắc mắc nhé. 

1. Lo lắng có thể gây ra huyết áp cao không?

Mặc dù giai đoạn lo lắng cao độ hoặc các cơn hoảng loạn có thể gây ra tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời, nhưng vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng rối loạn lo âu gây tăng huyết áp lâu dài.

Khi bạn trở nên lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể của bạn sẽ phản ứng với sự gia tăng một số hormone nhất định, có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp. Nếu huyết áp tăng đột biến do căng thẳng xảy ra thường xuyên có thể gây tổn thương mạch máu và gây căng thẳng cho tim, thận.

Khi bạn trở nên lo lắng hoặc căng thẳng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp
Khi bạn trở nên lo lắng hoặc căng thẳng có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp

Một cách khác góp phần khiến lo lắng làm tăng huyết áp chính là cách bạn phản ứng với căng thẳng bằng các hành vi lối sống không lành mạnh. Dưới đây là một số hành vi có thể gây tăng huyết áp:

  • Hút thuốc hoặc vape

  • Uống quá nhiều rượu

  • Uống quá nhiều caffeine

  • Ăn quá nhiều hoặc ăn thức ăn không lành mạnh

  • Không tập thể dục hoặc duy trì cân nặng hợp lý

  • Thiếu ngủ

  • Không dùng thuốc trị cao huyết áp theo chỉ định.

2. Huyết áp cao có thể gây lo lắng không?

Giống như phản ứng lo lắng làm tăng huyết áp, mắc một bệnh lý như huyết áp cao hoặc bệnh tim cũng có thể khiến bạn lo lắng. Trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương, đặc biệt phổ biến sau các cơn đau tim.  Những người bị huyết áp cao có thể cảm thấy lo lắng về những biến chứng huyết áp tăng có thể gây ra cho cơ thể.

Huyết áp cao có thể gây lo lắng
Huyết áp cao có thể gây lo lắng

Nguyên nhân gây lo lắng ở bệnh nhân tăng huyết áp có thể đến từ:

  • Tức ngực

  • Khó thở

  • Chóng mặt

  • Đau đầu

  • Những thay đổi  tầm nhìn

3. Thuốc điều trị lo lắng làm tăng huyết áp cao không?

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng lo âu có thể dẫn đến tăng huyết áp. Ngay cả khi chỉ sử dụng riêng một loại thuốc hoặc khi kết hợp với các loại thuốc khác.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng lo âu có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng lo âu có thể dẫn đến tăng huyết áp.

Các loại thuốc điều trị chứng lo âu có thể gây tăng huyết áp bao gồm:

  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin norepinephrine (SNRI)

  • Chất ức chế monoamine (MAOIs)

  • Thuốc ức chế tái hấp thu Norepinephrine-Dopamine (NDRI)

Khi sử dụng các loại thuốc điều trị này, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu tăng huyết áp nào, hãy trao đổi với bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh phù hợp.

4. Làm thế nào để phòng ngừa lo lắng gây huyết áp cao

Phòng ngừa lo lắng làm tăng huyết áp
Phòng ngừa lo lắng làm tăng huyết áp

Cách tốt nhất để ngăn ngừa lo lắng gây ra huyết áp cao là giảm căng thẳng. Dưới đây là năm cách đơn giản để giảm cả lo lắng và huyết áp:

  • Tập thể dục: Tập thể dục giải phóng các hormone trong cơ thể giúp giảm lo lắng và huyết áp. Tất cả những gì bạn cần là tập thể dục từ 15 – 30 phút mỗi ngày. Vừa cải thiện sức khỏe tổng thể, vừa giảm chứng lo âu mà vừa kiểm soát huyết áp.

  • Tập yoga, hít thở sâu và thiền: Các hoạt động cho phép bạn tập trung vào hơi thở sẽ rất hữu ích trong việc giảm huyết áp và lo lắng. Bằng cách thở chậm và sâu, tim bạn đập chậm hơn. Điều này không chỉ gây ra ít căng thẳng cho tim mà còn có thể giúp giảm các triệu chứng lo âu về thể chất.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Giấc ngủ là điều cần thiết đối với sức khỏe tinh thần và thể chất tổng thể. Khi thiếu ngủ, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các phần còn lại của cơ thể. Thiếu ngủ cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng lo lắng và cuối cùng dẫn đến tăng huyết áp.

  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh: Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng. Các món ăn nhiều calo, chất béo cao, không lành mạnh mà chúng ta ăn khi căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ lo lắng làm tăng tăng huyết áp, trầm cảm. Tốt nhất nên ăn trái cây và rau, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng – những thực phẩm lành mạnh này có thể ổn định tâm trạng và tốt cho huyết áp.

  • Hạn chế rượu: Mặc dù uống rượu với một lượng nhỏ có thể không đáng lo ngại. Nhưng nếu tiêu thụ một lượng lớn có thể dẫn đến huyết áp cao và bệnh tim. Bất kỳ lượng rượu nào cũng có thể làm cho tình trạng lo lắng trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất là nên tránh nó nếu bạn vừa lo lắng mãn tính vừa tăng huyết áp.

Lo lắng làm tăng huyết áp là một hiện tượng tạm thời. Nếu bạn kiểm soát được căng thẳng sẽ kiểm soát được huyết áp. Tuy nhiên, bệnh nhân tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến căng thẳng. Vì hai yếu tố này đi đôi với nhau nên bạn cần phải chú ý hơn. Đặc biệt nên thực hiện chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý. Đừng quên giấc ngủ cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và căng thẳng. Hy vọng với các thông tin hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

This website uses cookies to improve your web experience.