Đo huyết áp tại nhà là một trong những công đoạn cần thiết để kiểm soát cũng như hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhiều người chưa thực sự hiểu ý nghĩa chỉ số huyết áp là gì, kết quả đo huyết áp được biểu thị có ý nghĩa gì. Đây thực tế là các thông tin cơ bản bạn cần nắm rõ. Các thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong lần hẹn tái khám với bác sĩ tiếp theo. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu các thông tin đó trong bài viết dưới đây nhé.
Khi đo huyết áp, bạn sẽ đặt một vòng bít quanh cánh tay và thổi phồng nó lên. Về cơ bản, đây là cách để “cắt đứt” lưu lượng máu trong động mạch cánh tay mang máu từ vai đến khuỷu tay của bạn.
Tiếp theo, vòng bít đặt trên cánh tay sẽ được từ từ giải phóng áp lực và cho phép máu chảy trở lại động mạch của bạn. Sau đó, bạn sẽ theo dõi chỉ số áp suất trên máy đo gắn với vòng bít. Máy đo này cho biết áp suất trong động mạch tính bằng đơn vị milimét thủy ngân (mmHG).

Kết quả đo huyết áp của bạn bao gồm hai con số. Con số đầu tiên trên cùng, là áp suất tâm thu – phản ánh lực của máu bên trong động mạch khi cơ tim co lại. Con số này sẽ được máy ghi lại khi nhịp tim đầu tiên được truyền đến qua ống nghe.
Số thứ hai dưới cùng – là áp suất tâm trương cho biết mức độ mà động mạch của bạn giãn ra và mở ra để cho phép cơ tim nạp đầy máu. Con số được ghi lại vào thời điểm nhịp tim trở nên quá yên tĩnh để có thể nghe thấy.
2. Huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Kết quả đo huyết áp cho ra các chỉ số huyết áp khỏe mạnh sẽ biểu thị: huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trươngnhỏ hơn 80 mmHg. Điều này thường được báo cáo theo cách này: 120/80.
3. Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao , được gọi là tăng huyết áp, được chia thành nhiều giai đoạn chẩn đoán, dựa trên các kết quả đo huyết áp:
- Tiền tăng huyết áp: Nếu huyết áp tâm thu từ 120 – 129 mmHg và huyết áp tâm trương cao hơn 80mmHg, bạn được coi là bị tiền tăng huyết áp. Điều này có nghĩa là huyết áp của bạn cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên không đủ cao để chẩn đoán tăng huyết áp . Giai đoạn này, Bạn sẽ không được kê đơn thuốc điều trị chứng tăng huyết áp. Nhưng bác sĩ thường sẽ cảnh báo rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh. Bạn sẽ được khuyên thay đổi lối sống. Chẳng hạn như giảm cân, bỏ hút thuốc , tập thể dục và ăn theo chế độ lành mạnh hơn, bao gồm cắt giảm muối.
- Tăng huyết áp giai đoạn 1: Nếu kết quả đo huyết áp tâm thu chỏ về ít nhất hai lần đọc liên tiếp là 130-139 mmHg. Hoặc huyết áp tâm trương là 80-89 mmHg, bạn được coi là bị tăng huyết áp giai đoạn 1. Bác sĩ sẽ thường sẽ đề nghị dùng thuốc trong giai đoạn này.
- Tăng huyết áp giai đoạn 2: Nếu huyết áp tâm thu của bạn cao hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương cao hơn 90 mmHg, bạn được coi là bị tăng huyết áp ở giai đoạn 2. Giai đoạn này cũng sẽ được khuyến cáo nên điều trị bằng thuốc.
- Khủng hoảng tăng huyết áp: Nếu bạn có kết quả đo huyết áp cao hơn 180/120 mmHg, bạn được coi là đang ở trong tình trạng tăng huyết áp. Huyết áp của bạn đủ cao để gây tổn thương các cơ quan hoặc gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Vì vậy cần được điều trị khẩn cấp. Hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm nào.
3. Làm sao đọc kết quả đo huyết áp chính xác?
Một số người mắc hội chứng “áo khoác trắng”. Huyết áp của họ tăng lên do lo lắng trong việc phải đến gặp bác sĩ. Nếu bác sĩ nghi ngờ kết quả đo tại phòng khám không đại diện cho huyết áp thực của bạn, họ có thể đề nghị đo lại tại nhà để so sánh với kết quả đo tại phòng khám.

Huyết áp thay đổi đối với hầu hết mọi người trong ngày. Huyết áp vào buổi sáng thường cao hơn. Nhưng nó có thể dao động khá nhiều tùy thuộc vào các hoạt động. Chẳng hạn như tập thể dục hoặc ăn uống; căng thẳng hoặc phấn khích; khi uống caffeine hoặc các chất kích thích khác.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị những người trên 20 tuổi có huyết áp bình thường (dưới 120/80 mmHg) nên được bác sĩ kiểm tra huyết áp ít nhất hai năm một lần. Nếu huyết áp của bạn cao hơn, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên thường xuyên kiểm tra để có thể kiểm soát.
Kết quả đo huyết áp quyết định tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý của bạn. Biết được ý nghĩa chỉ số huyết áp là gì sẽ giúp bạn hiểu rõ căn bệnh của mình hơn. Ngoài ra sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể thông qua các chỉ số này để phòng ngừa biến chứng của bệnh. Hy vọng các thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.