Đo lượng đường trong máu của bạn là một phần không thể không thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân tiểu đường loại 1 hoặc loại 2. Nước tiểu có đường có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nhưng bên cạnh đó, nó còn tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy, nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Lượng đường trong nước tiểu bao nhiêu là bình thường? Làm sao để nhận biết được trong nước tiểu chứa đường? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Đường trong nước tiểu là gì?
Nước tiểu có đường (Glycosuria) là một thuật ngữ để mô tả sự hiện diện của glucose (đường) trong nước tiểu. Thông thường, các ống thận trong thận hoạt động như một bộ lọc để loại bỏ glucose dư thừa. Khi máu chảy qua thận, glucose và các chất khác sẽ được lọc khỏi máu.
Dịch lọc của máu sau đó di chuyển qua một mạng lưới là ống thận – nơi hầu hết các chất được lọc, bao gồm glucose, natri và nước, được tái hấp thu và trở lại máu, trong khi một số chất sẽ được loại bỏ qua nước tiểu.

Một người trưởng thành khỏe mạnh bài tiết khoảng 65 miligam glucose mỗi ngày. 65 miligam nghe có vẻ nhiều, nhưng thực tế là, đó là một lượng nhỏ đến mức không một thiết bị y tế nào có thể đo lường được.
Tuy nhiên, khi lượng glucose trong nước tiểu của bạn bắt đầu tăng cao hơn mức này, có thể, thận, lượng đường trong máu của bạn đang gặp vấn đề.
2. Nguyên nhân gây ra đường niệu?
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường nào. Đặc biệt là phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai thì việc xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu ít nhất một lần một năm là điều quan trọng.
Có bốn nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đường xuất hiện trong nước tiểu ở những người mắc bệnh tiểu đường:
2.1. Lượng đường trong máu cao
Khi lượng đường trong máu của bạn tăng cao (trong ngắn hạn hoặc dài hạn), các ống thận trong thận không thể hấp thụ tất cả lượng glucose hiện có, vì vậy lượng glucose dư thừa chắc chắn sẽ đi qua nước tiểu của bạn.

Trong ngắn hạn, đây là cơ thể tự chăm sóc, nhưng nó có thể dẫn đến các vấn đề khác, như nhiễm trùng nấm men. Glucose dư thừa khuyến khích sự phát triển của nấm men trong âm đạo ( có hoặc không ở dương vật).
2.2. Nhiễm glucose niệu ở thận
Nguyên nhân khác của Glycosuria là kết quả của suy giảm chức năng thận. Ở những người có lượng đường trong máu bình thường, nhiễm glucose niệu ở thận là khi các ống thận không hấp thụ đúng cách glucose.
Tình trạng này sẽ được gọi là “đường niệu thận không đái tháo đường”.
Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tiểu đường, nó rất có thể liên quan đến bệnh thận.
Hậu quả lâu dài của lượng đường trong máu cao có thể gây hại cho thận. Tình trạng này sẽ làm hỏng các mạch máu và dây thần kinh trong thận và bàng quang, cũng như đường tiết niệu của bạn.
Lượng đường trong nước tiểu và máu cao cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng lọc máu của thận.
2.3. Tiểu đường thai kỳ
Ở những người không mắc bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2, nước tiểu có đường có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ .

Tiểu đường thai kỳ về cơ bản là lượng đường trong máu cao phát triển ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và trở lại bình thường trong vòng vài tuần hoặc vài tháng sau khi sinh em bé.
Đái tháo đường thai kỳ phần lớn liên quan đến chế độ ăn uống và tăng cân trong thai kỳ. Tình trạng này cần được quản lý cẩn thận với sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa cũng như điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho mẹ bầu.
2.4. Thuốc men
Có một số loại thuốc tiểu đường khiến thận bài tiết nhiều glucose hơn qua nước tiểu.
Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng đường tiết niệu, tăng nhu cầu đi tiểu, đau lưng, buồn nôn, tăng mức cholesterol.
Những loại thuốc tiểu đường hoạt động bằng cách ngăn thận hấp thụ lượng glucose dư thừa trong cơ thể để nó có thể đi qua nước tiểu, ngăn không cho nó đi vào máu. Do đó sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn.
Vì thế, người có đường trong nước tiểu nên uống nhiều nước trong khi dùng những loại thuốc này để giúp vận chuyển lượng đường dư thừa đó.
3. Các dấu hiệu nhận biết đường có trong nước tiểu
Ở một người có mức đường huyết bình thường, các dấu hiệu và triệu chứng đường xuất hiện trong nước tiểu không rõ ràng.

Tuy nhiên, tình trạng này ở những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có những biểu hiện rõ rệt hơn:
- Khát khao cực độ
- Đói cực độ
- Mất nước
- Đi tiểu thường xuyên hơn
- Đi tiểu vào nửa đêm
- Nhiễm trùng nấm men
4. Điều trị đường niệu
Bước đầu tiên trong điều trị đường trong nước tiểu ở những người mắc bệnh tiểu đường là giải quyết lượng đường trong máu. Ngoài làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn hãy thực hiện các giải pháp sau:
- Giảm lượng đường và thực phẩm chế biến sẵn trong chế độ ăn uống của bạn
- Ăn một chế độ ăn mà rau chiếm phần lớn
- Giảm tiêu thụ carbohydrate xuống dưới 180 gram mỗi ngày
- Uống nước và đồ uống không đường thay vì soda hoặc nước trái cây
- Hoạt động thể chất hàng ngày
- Giảm cân
- Từ bỏ hút thuốc
- Hạn chế uống rượu
- Cân nhắc bắt đầu sử dụng insulin để cải thiện lượng đường trong máu ngay lập tức
Nếu đường trong nước tiểu của bạn có liên quan đến bệnh thận do tiểu đường, bạn nên tới thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Nếu tình trạng này ở những người mắc bệnh tiểu đường không phải do dùng thuốc, đó là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang rất cao hoặc thận của bạn đang gặp vấn đề. Vì thế, việc điều trị là điều cấp bách nhất. Với các thông tin trên, hy vọng bản đã có những thông tin hữu ích cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.