Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối là một trong những vấn đề nan giải của các bà bầu. Trong thời gian mang thai, nhau thai kích thích nội tiết tố sản sinh nhằm bảo vệ và giúp thai nhi phát triển. Tuy nhiên, những nội tiết tố này vô tình tác động xấu đến insulin. Hậu quả là gây tình trạng đái tháo đường ở mẹ bầu. Thậm chí là còn trực tiếp tác động xấu đến thai nhi và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do đó, để đề phòng cũng như kịp thời phát hiện, mẹ bầu cần phải nắm rõ các thông tin về căn bệnh này.
“Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% – 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ”
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ thường không rõ rệt. Vì thế nhiều bà bầu không nhận ra.
-
Mẹ bầu thường cảm thấy khát nước hơn so với bình thường

Việc cung cấp nước đầy đủ trong thời gian mang thai là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, nếu tình trạng khát nước xảy ra liên tục, thậm chí là ngay cả khi vừa uống chưa bao lâu hoặc khi đang ngủ thì có thể mẹ bầu đã mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối. Nhiều mẹ bầu cho rằng đây là biểu hiện bình thường khi mang thai nên thường bỏ qua. Tới khi phát hiện thì bệnh đã trở nặng và có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi.
-
Tiểu tiện nhiều, lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường

Đây cũng là một dấu hiệu mà rất nhiều mẹ bầu bỏ qua. Sở dĩ khi mang thai 3 tháng cuối, thai nhi đã phát triển hoàn thiện và có kích thước khá lớn. Lúc này, thai nhi sẽ trực tiếp “chèn ép” bàng quang dẫn đến tình trạng mẹ bầu buồn tiểu liên tục và tiểu nhiều. Vậy nên nhiều bà bầu chủ quan và coi đó là lẽ thường tình.
-
Vùng kín nhiễm nấm, ngứa ngáy khó chịu
“70% phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa trong thai kỳ 3 tháng cuối”
Thời gian mang thai 3 tháng cuối là thời gian khó khăn nhất của mẹ bầu. Không chỉ thể lực suy kiệt mà việc tinh thần luôn mệt mỏi, nhiều mẹ bầu còn stress dẫn đến trầm cảm. Nguyên do một phần do nội tiết tố thay đổi dẫn đến môi trường trong âm đạo bị rối loạn và nhiễm khuẩn, khiến cho mẹ bầu mắc viêm nhiễm phụ khoa.
-
Vết thương khó lành

Một dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối chính là tình trạng các vết thương hở, vết bầm khó lành hơn so với bình thường. Khi mẹ bầu bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao kéo theo hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện “lý tưởng” cho vi khuẩn phát triển.
Kèm theo đó là nồng độ cholestererol tăng cao cũng sẽ khiến các mạch máu bắt đầu co hẹp lại, máu lưu thông kém ở các vết thương khiến chúng càng lâu lành hơn.
-
Sụt cân không rõ nguyên nhân

Tinh trạng sụt cân dễ thấy ở phụ nữ mang thai ba tháng đầu. Vì thời điểm này nhiều mẹ bầu bị ốm nghén. Nhưng vào ba tháng cuối dù bồi bổ đủ chất dinh dưỡng để chuẩn bị vào thời điểm quan trọng nhất nhưng bà bầu bị sụt cân nghiêm trọng thì rất có thể đã mắc tiểu đường thai kỳ ba tháng cuối.
Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần phải đặc biệt chú trọng đến sức khỏe của mình. Đặc biệt là chỉ số đường huyết. Tùy vào thời điểm, chỉ số đường huyết của mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau. Ba thời điểm vàng để đo đường huyết là:
- Thời điểm đo khi đói: 95mg Glucose/100ml máu
- Thời điểm đo sau ăn 1 tiếng: 180mg Glucose/100ml máu
- Thời điểm đo sau ăn 2 – 3 tiếng: 140mg Glucose/100ml máu
Nếu các chỉ số đều vượt quá các chỉ số trên thì bà bầu cồn lưu ý và thăm khám kịp thời. Ngoài ra, bà bầu cần lưu ý đến các yếu tố có thể khiến bản thân mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối sau:
- Chỉ số Có chỉ số BMI ≥ 30
- Phụ nữ đã từng sinh em bé có trọng lượng ≥ 45kg
- Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc có người trong gia đình từng bị
Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có nguy hiểm không?
Ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ là thời điểm nguy hiểm nhất. Vì thế, khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối hoặc 3 tháng đầu, không chỉ sức khỏe giảm sút mà còn gây nguy hiểm đến thai nhi.
Tiểu đường 3 tháng cuối ảnh hưởng đến mẹ
Tiểu đường thai kỳ tác động mạnh mẽ đến sức khỏe của người mẹ. Khi bà bầu mắc tiểu đường trong thời gian mang thai rất có thể sẽ đối mặt với các biến chứng sau:
- Làm suy giảm chức năng bài tiết của thận
- Gây giảm thị lực, bong võng mạc, tăng nhãn áp, có thể gây cả mù lòa
- Gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, suy giảm trí nhớ, quên trước quên sau
- Dễ gây khó sinh, băng huyết sau sinh, sinh non, thậm chí là sẩy thai
- Cao huyết áp, tiền sản giật
- Nhiễm toan ceton ( biến chứng cực kỳ nguy hiểm, nếu không cứu chữa kịp thời sẽ gây hôn mê, phù não, thậm chí là tử vong)
- Nhiễm khuẩn niệu
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến em bé không?
Không chỉ gây ảnh hưởng đến mẹ mà tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối còn ảnh hưởng đến em bé:
- Tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi
- Rối loạn tăng trưởng ở thai nhi (Thai to hơn so với cân nặng trung bình)
- Em bé khi sinh ra có nguy cơ mắc các bệnh như suy hô hấp, bệnh về tim mạch, hệ thần kinh, hạ đường huyết, hạ canxi huyết, hoặc vàng da
- Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và tiểu đường ở thai nhi
– Thai nhi khi sinh ra có nguy cơ mắc phải bệnh béo phì và bệnh tiểu đường về sau
Tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết?
Tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có cơ chế vô cùng đặc biệt. Hầu hết nhiều mẹ bầu sau sinh tình trạng đường huyết lại quay về ổn định. Vậy, tiểu đường thai kỳ sau sinh bao lâu thì hết?
Sau 6 – 12 tuần là thời gian mà các chuyên gia cho biết đường huyết đã quay lại mức bình thường. Mẹ bầu sau sinh không còn thấy xuất hiện các triệu chứng tiểu đường thai kỳ nữa. Các triệu chứng gần như đã biến mất hoàn toàn sau sinh. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan.
Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ tiểu đường thai kỳ sau sinh vẫn cần theo dõi chỉ số HbA1C thường xuyên vào mỗi năm. Ngoài ra, tình trạng tăng cân ở mẹ bầu cũng thường xảy ra. Vì thế mà các bác sĩ đề nghị nên giảm cân nếu trọng lượng vượt qua mức cho phép. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ tái phát tiểu đường thai kỳ trong tương lai.
Ngược lại, nếu xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vẫn ở mức chỉ số cao thì cần phải tiến hành điều trị ngay. Bệnh đã tiến triển nặng hơn và chuyển sang tiểu đường tuýp 2. Bạn cần phải thực hiện điều trị bằng thuốc, cân bằng chế độ ăn, tập luyện theo chỉ định của bác sẽ để điều trị hiệu quả hơn.
>> Chế độ ăn uống cho người đái tháo đường
>> Cẩm nang thông tin bệnh lý: Bệnh tiểu đường là gì?
>> Tiểu đường có lây không? Biểu hiện của bệnh tiểu đường
>> Tiểu đường xảy ra ở độ tuổi nào? Làm sao để phòng ngừa và điều trị
Trên đây là thông tin về tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu. Hy vọng thông qua bài viết này, các mẹ bầu đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về chứng bệnh nguy hiểm này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.