Biến chứng tiểu đường ở chân ảnh hưởng đến khoảng một nửa số người bị Đường tiểu. Đó là một loại bệnh lý thần kinh ngoại vi, trong đó một số dây thần kinh trong cơ thể bị tổn thương, gây tê, ngứa ran, đau hoặc mất cảm giác. Các dấu hiệu tiểu đường biến chứng bàn chân dẫn đến lưu thông máu kém, khiến vết thương chậm lành hơn và có thể gây ra những thay đổi về hình dạng của bàn chân và ngón chân. Tồi tệ hơn có thể dẫn đến cắt bỏ bàn chân. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp cắt cụt chi có thể tránh được nếu được can thiệp sớm nếu biết được dấu hiệu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Nguyên nhân biến chứng tiểu đường ở chân
Mặc dù biến chứng ở chân ở bệnh nhân tiểu đường khá phổ biến, nhưng vẫn còn cần nhiều nghiên cứu để tìm ra chính xác lý do dẫn đến.
Có một số yếu tố tác động đến: lượng đường trong máu cao. Đây là một triệu chứng chính của bệnh tiểu đường. Nếu kiểm soát kém có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn do mạch máu bị viêm và động mạch bị thu hẹp. Và các động mạch ở chân và bàn chân đặc biệt dễ bị tổn thương do lưu thông kém.

Nếu vết thương xảy ra ở bàn chân, chúng sẽ chậm lành vì cần có đủ lượng máu để các mô lành lại. Những vết thương này có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến các tiểu đường biến chứng tiểu đường ở chân nghiêm trọng như loét do tiểu đường – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cắt cụt chi.
Đồng thời, bệnh tiểu đường có thể gây ra bệnh lý thần kinh hoặc tổn thương dây thần kinh, cũng rất dễ xảy ra ở bàn chân. Điều này có thể khiến mọi người khó cảm thấy áp lực hoặc đau ở bàn chân. Vì vậy vết thương có thể nghiêm trọng hơn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng có thể phải cắt cụt.
Yếu tố nguy cơ:
Mặc dù tất cả bệnh nhân tiểu đường đều có thể mắc biến chứng tiểu đường ở chân, nhưng bạn sẽ có nguy cơ cao nhất nếu bạn:
- Có lượng đường trong máu được kiểm soát kém hoặc A1C cao hơn
- Trên 40 tuổi
- Thừa cân
- Có huyết áp cao và cholesterol
- Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch máu: hút thuốc lá, tiền sử bệnh mạch vành, tiền sử đột quỵ
Các dấu hiệu và triệu chứng
Nhận biết các dấu hiệu ban đầu của tiểu đường biến chứng bàn chân là điều cần thiết, nhưng có thể khó khăn.
Các dấu hiệu cảnh báo sớm nhất có thể mơ hồ và khó được chú ý. Vì chúng rất tinh vi và không dễ cảm nhận do tổn thương thần kinh.

Các triệu chứng ban đầu thường dễ nhận thấy hơn vào ban đêm. Chúng thường xuất hiện ở cả hai chân và có thể bao gồm:
- Da khô, bong tróc. Đó là dấu hiệu của tuần hoàn máu kém.
- Cảm giác ngứa ran hoặc “kim châm” ở bàn chân
- Vết chai vì bàn chân phải chịu nhiều áp lực. Đừng cố gắng tự loại bỏ vết chai – hãy để bác sĩ làm việc đó để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
- Mất cảm giác, bắt đầu ở ngón chân và di chuyển lên bàn chân
- Da ửng đỏ, đặc biệt là trên vùng xương của bàn chân
- Cảm giác bỏng rát ở bàn chân
Mặc dù các dấu hiệu biến chứng bàn chân ban đầu có vẻ vô hại, nhưng chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nếu không can thiệp sớm.
Tiểu đường biến chứng bàn chân không được điều trị
Nếu không được điều trị, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Móng chân dày, vàng
- Mất nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh
- Đau hoặc chuột rút ở bàn chân hoặc chân khi vận động
- Thay đổi màu da hoặc nhiệt độ
- Nhiễm nấm, bao gồm cả nấm da chân, đặc biệt là giữa các ngón chân
- Các vết phồng rộp, vết cắt hoặc vết loét không lành trong vài ngày.
Điều trị và phòng ngừa
Không có cách nào để tránh tiểu đường biến chứng bàn chân. Vì vậy, việc điều trị và phòng ngừa rất quan trọng. Mục tiêu của việc điều trị là giảm đau, làm chậm sự tiến triển, kiểm soát và hy vọng ngăn ngừa các biến chứng.

Biến chứng nghiêm trọng nhất là sự phát triển của các vết thương hở gây ra loét bàn chân. Chúng dễ bị nhiễm trùng và có thể dẫn đến cắt cụt chi. Khoảng 15% người mắc bệnh tiểu đường sẽ bị loét bàn chân và 14% -25% trong số đó sẽ phải cắt cụt chân.
Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu biến chứng tiểu đường ở chân, hãy tới gặp ngay bác sĩ và thực hiện các phòng ngừa sau:
- Kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ
- Thay giày và sử dụng miếng lót hoặc nẹp để giảm áp lực lên một số vùng nhất định của bàn chân.
- Điều trị vết thương hở
- Loại bỏ mô chết, như vết chai
Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bàn chân loét do bị tiểu đường có thể dẫn đến cắt cụt. Tuy nhiên, điều này có thể tránh được nếu chủ động chăm sóc.
Trên đây là các thông tin về dấu hiệu biến chứng tiểu đường ở chân. Hy vọng các thông tin trên hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.