Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm cấp tính.Cấp cứu đột quỵ đúng cách có thể hạn chế dẫn đến nguy cơ tử vong. Việc phát hiện kịp thời người bị đột quỵ là rất quan trọng. Nắm rõ cách cấp cứu đột quỵ khi phát hiện có thể cứu được mạng người. Hãy cùng Hebrotek tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh đột quỵ là gì?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Người ta thường hay gọi tắt là “bị tai biến”. Tai biến là tình trạng đột ngột xảy ra. Khi đó người bệnh bị nguồn máu lên não bị tắc nghẽn, gián đoạn. Thậm chí nguy hiểm hơn là vỡ mạch máu não. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào não bắt đầu chết trong vài phút.
Nếu không được phát hiện và cấp cứu đột quỵ kịp thời, người bị đột quỵ có thể sẽ tử vong. Nguy cơ người bị đột quỵ tử vong sau đó là rất lớn. Đây là một trong những căn bệnh về hệ thần kinh nguy hiểm nhất.
>> Xem thêm: Chỉ người già mới bị đột quỵ? Tìm hiểu về bệnh đột quỵ
Phương pháp chẩn đoán bệnh đột quỵ
Quan trọng trong việc phát hiện và điều trị cấp cứu đột quỵ là thời gian. Vì càng phát hiện và điều trị bệnh sớm, cơ hội hồi phục và sống sót của người bệnh càng cao. Để chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh đột quỵ, bác sĩ sẽ tiến hành một vài xét nghiệm.
Xét nghiệm máu để kiểm tra cục máu đông. Hoặc tìm ra vị trí chảy máu trong, mức độ xuất huyết của người bệnh. Bên cạnh xét nghiệm máu, bác sĩ có thể làm thêm xét nghiệm đường huyết, điện giải đồ máu, chức năng gan, thận, men gan, men tim, bilan lipid máu.
Để chẩn đoán và tìm vị trí chính xác hơn, bác sĩ sẽ can thiệp các biện pháp khác như:
- Đo điện tâm đồ
- Chụp X – quang vị trí nghi ngờ
- Chụp CT không tiêm thuốc cản quang: phân biệt đột quỵ xuất huyết não và thiếu máu não cục bộ. Phát hiện tổn thương não.
- Chụp CT có tiêm thuốc cản quang: Phát hiện các bất thường như hẹp mạch, phình mạch, bóc tách mạch nội sọ, ngoại sọ.
- Siêu âm: Siêu âm động mạch vành, siêu âm tim, siêu âm Doppler.

Cách cấp cứu đột quỵ khi phát hiện người bị đột quỵ
Khi người nhà bị đột quỵ hoặc phát hiện có người bị đột quỵ, việc đầu tiên bạn cần làm là gọi cấp cứu cho cơ sở bệnh viện gần nhất để thông báo. Trong khi chờ xe cấp cứu đến, tùy thuộc vào tình hình của bệnh nhân, bạn hay sơ cứu theo hướng dẫn dưới đây:
Trường hợp người bệnh tỉnh
Nếu người bị đột quỵ vẫn còn tỉnh táo, bạn hãy lưu ý những điều sau:
- Tuyệt đối giữ cho bệnh nhân không bị té ngã.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu nằm nghiêng, nâng nhẹ. Tốt nhất là nằm nghiêng 45 độ để tránh bị sặc đường thở. Giữ phần đầu của bệnh nhân ổn định một chữ, không lắc lư, tránh tổn thương não.

- Nếu bệnh nhân bị liệt, đặt bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên người không bị liệt.
- Mặc quần áo rộng cho bệnh nhân. Nhất là phần ngực bệnh nhân để thở thoải mái. Tránh các loại áo bó sát ngực, cởi áo lót.
- Không tự ý điều trị cho bệnh nhân mà không được chỉ định từ bác sĩ. Như đánh gió, bấm huyệt, châm cứu. Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống bất kỳ một loại thuốc nào.
- Không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ thứ gì sau khi bị đột quỵ mà chưa được cấp cứu.
- Theo dõi các biểu hiện của bệnh nhân như co giật, méo miệng, nôn mửa, chóng mặt, mất thăng bằng, loạn trí,…
- Lau đờm dãi cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có răng giả có thể tháo bỏ. Hoặc bệnh nhân bị đột quỵ trong lúc đang ăn, loại bỏ thức ăn còn sót lại.
- Để bảo vệ đường thở và hệ hô hấp.
- Ghi chú những loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng để báo cho bác sĩ.
Trường hợp người bệnh hôn mê
Kiểm tra mạch của bệnh nhân. Nếu phát hiện ngừng mạch và tìm, cần cấp cứu đột quỵ ngay lập tức. Bạn tiến hành hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân. Có 2 cách hô hấp nhân tạo là thổi mồm hoặc ép tim lồng ngực.Làm liên tục cho đến khi mạch đập lại hoặc xe cấp cứu đến. Bên cạnh đó, hãy xoa bóp nhẹ nhàng tim vùng ngoài lồng ngực.

Trường hợp bệnh nhân đã hôn mê thì cũng cần thực hiện những lưu ý cấp cứu đột quỵ như trường hợp trên.
Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ
Để ngăn ngừa nguy cơ bị tai biến mạch máu não, cần có lối sống và thói quen ăn uống khoa học:
- Tập thể dục thường xuyên. Thời gian tập tối thiểu 30 phút/lần, duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe.
- Chế độ ăn uống hợp lý. Hạn chế đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ, chất béo. Hạn chế thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia,… Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,…
- Tập dần thói quen ăn nhạt, tối thiểu lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không thức khuya, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và chú ý đến chất lượng giấc ngủ;
- Hạn chế tắm đêm, đặc biệt là các bạn trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ tuổi nhiều nhất. Đã uống rượu bia thì không nên tắm sau đó.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt là hàm lượng cholesterol, chỉ số huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…
- Lắng nghe cơ thể và tìm đến bác sĩ chuyên môn, các cơ sở y tế uy tín khi cần được thăm khám và tư vấn.
Không phải trường hợp đột quỵ nào cũng dẫn đến tử vong. Tuy nhiên đột quỵ vẫn là một căn bệnh đáng sợ. Trên đây là cách cấp cứu đột quỵ bạn cần phải biết để có thể áp dụng trong bất kỳ tình huống nào. Cấp cứu kịp thời không những cứu sống nạn nhân mà còn hạn chế những hậu quả biến chứng nặng nề cho người bệnh.