Xuất huyết dạ dày không còn xa lạ gì với chúng ta. Số người mắc bệnh này ngày càng cao. Mỗi chúng ta đều có nguy cơ bị xuất huyết dạ dày. Vậy trong trường hợp cấp tính, chúng ta đều phải biết cách cấp cứu xuất huyết dạ dày an toàn tại nhà. Dưới đây, hãy cùng Hebrotek tìm hiểu phương pháp cấp cứu xuất huyết dạ dày nhé!
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày hay còn gọi là chảy máu dạ dày. Tình trạng này khiến bạn nôn và đi ngoài ra máu. Đây là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh đau dạ dày. Chảy máu dạ dày có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tỷ lệ nam giới bị chảy máu dạ dày cao hơn ở nữ. Đó là do thói quen uống nhiều bia rượu ở nam giới. Bệnh thường xảy ra với đối tượng từ 20-50 tuổi. Trẻ em hoặc trẻ sơ sinh cũng có thể bị xuất huyết dạ dày. Ở lứa tuổi này, nguyên nhân thường do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
Quy trình cấp cứu xuất huyết dạ dày tại nhà
Bạn cần nắm rõ quy trình cấp cứu xuất huyết dạ dày tại nhà. Điều này giúp ích cho bạn và người thân của bạn trong trường hợp cần thiết.
Bước 1: Đặt người bệnh nghỉ ngơi cố định một chỗ trên giường
Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh không nên di chuyển, hoạt động nhiều. Điều này sẽ khiến dạ dày bị tổn thương và chảy máu nhiều hơn. Người bệnh cần được nằm nghỉ ngơi cố định trên giường.
Người nhà bế bệnh nhân nhẹ nhàng. Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên giường ở nơi thoáng khí. Chú ý phần đầu đặt hơi thấp. Hai chân kê gối phía dưới, để cao hơn phần thân trên. Điều này giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, giảm áp lực xuống đại trạng và tránh tiêu chảy cho người bệnh.
Tránh để người bệnh nằm ở nơi có gió lùa. Khi mất nhiều máu, người bệnh bị tụt huyết áp và chân tay bị lạnh. Có thể đắp chăn để giữ ấm cơ thể cho người bệnh. Thông thường, người bệnh cần được nằm yên một chỗ ít nhất 15 – 30 phút.

Bước 2: Cầm máu dạ dày
Cầm máu là bước vô cùng quan trọng và cần được tiến hành một cách kịp thời. Nếu để bệnh nhân mất máu quá nhiều sẽ dẫn đến các tình trạng xấu
Có 2 cách để cầm máu nhanh và đơn giản, hiệu quả:
- Uống nước muối pha loãng: Nước muối pha loãng có tác dụng cầm máu, bổ sung nước và điện giải nhanh chóng. LIều lượng pha 6-8g muối/100ml nước ấm.
- Uống thuốc cầm máu: Một số loại thuốc cầm máu phổ biến là Posthypophyse, vitamin K dạng ống 5ml, Hemocaprol dạng lỏng 10ml

Bước 3: Gọi xe cấp cứu hoặc nhanh chóng đưa người bệnh đến các trung tâm y tế gần nhất
Sau khi tiến hành 2 bước sơ cứu trên, bạn cần gọi ngay đến các trung tâm y tế/bệnh viện gần nhất. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Tránh tự thực hiện các biện pháp mà được sự đồng ý của bác sĩ.
Quy trình cấp cứu xuất huyết dạ dày tại bệnh viện
Sau khi đưa đến bệnh viện, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những kỹ thuật khác nhau, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Bước 1: Hồi sức
Nhân viên y tế tiến hành một số thao tác cấp cứu cơ bản như:
- Đặt bệnh nhân nằm trên giường bệnh với tư thế ngửa, đầu hơi thấp so với chân
- Đối với các trường hợp có biểu hiện bị trào ngược phổi, rối loạn ý thức hoặc suy hô hấp, tiến hành đặt nội khí quản
- Trường hợp khó thở, cho bệnh nhân thở oxy mũi với lưu lượng oxy dao động từ 2 – 6 l/phút.
- Đặt 2 đường truyền tĩnh mạch với kích thước phù hợp cho người bệnh
- Đặt ống thông tiểu để theo dõi lượng nước tiểu của người bệnh
- Rửa sạch máu tồn đọng bên trong dạ dày
- Làm xét nghiệm công thức máu tổng quát

Bước 2: Áp dụng kỹ thuật phục hồi và chống sốc cho người bệnh
Sau khi bệnh nhân đã ổn định, tiến hành phục hồi sức bằng cách
- Truyền các dung dịch gồm NaCl 0,9%, keo, dung dịch bù nước và chất điện giải Ringer lactat.
- Kiểm tra thường xuyên trong quá trình bệnh nhân được truyền dịch để theo dõi được số lượng và tốc độ truyền.
Bước 3: Truyền máu
Truyền máu nhằm bù đắp một phần máu đã mất do xuất huyết. Lấy kết quả xét nghiệm máu để truyền mẫu máu thích hợp. Máu sẽ được truyền đến khi ổn định được lượng huyết động đúng yêu cầu theo từng lứa tuổi.

Bước 4: Cầm máu
Hầu hết các vết loét dạ dày có thể tự cầm máu. Nhưng cũng có những trường hợp bệnh nhân phải được can thiệp ý tế mới có thể cầm máu. Các phương pháp cầm máu được tiến hành là:
- Nội soi dạ dày kết hợp với thuốc co mạch tại chỗ, chất gây xơ
- Sử dụng thuốc rửa dạ dày, truyền nước lạnh 5 độ C
- Truyền thuốc giúp ức chế sản xuất dịch vị và axit dạ dày
- Phẫu thuật ngoại khoa nếu bệnh nhân chảy máu ồ ạt, nguy hiểm
Trên đây là những cách cấp cứu xuất huyết dạ dày an toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ với Hebrotek để được giải đáp.