Skip links

Bệnh ung thư gan có lây không? Bệnh ung thư gan sống được bao lâu?

Ung thư gan là một căn bệnh được xếp vào căn bệnh có mức độ nguy hiểm và tỷ lệ tử vong dẫn đầu. Nhưng rất ít người hiểu rõ về căn bệnh này. Vì vậy mà có rất nhiều người “kì thị”, không dám lại gần, ăn chung với những người mắc bệnh ung thư gan. Nhưng thực tế, căn bệnh ung thư gan có lây không? Câu trả lời chính xác là gì? Hãy để các chuyên gia của Minh Dược Can giải đáp cho bạn ngay trong bài viết này nhé. 

Hiểu đúng về bệnh ung thư gan

Việc hiểu sai về việc bệnh ung thư gan có lây không sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm. Không chỉ cho chính người bệnh mà còn với cả người xung quanh. Ung thư gan được coi là một căn bệnh ác tính, tiến triển nhanh nhưng rất thầm lặng. Vì vậy mà ung thư gan rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu.
Bệnh ung thư gan có lấy không
Ung thư gan được coi là một căn bệnh ác tính, tiến triển nhanh nhưng rất thầm lặng.
Ung thư gan có thể đến từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến virus viêm gan B, viêm gan C, hay các thói quen sinh hoạt không điều độ, nhiễm độc hoặc coi thường bệnh,…

Triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu

Ung thư gan là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ các triệu chứng ung thư giai đoạn đầu như:
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi:

Thường xuyên mệt mỏi
Cơ thể mệt mỏi bất thường
Đây là dấu hiệu khá phổ biến ở bệnh nhân ung thư. Người bệnh nên cảnh giác khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh gan kèm theo mệt mỏi kéo dài, vì đây là dấu hiệu ung thư gan giai đoạn đầu.
  • Rối loạn tiêu hóa:

Rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa
Khi gan bị các tế bào ung thư tấn công, chức năng gan sẽ bắt đầu suy giảm. Điều này làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Nếu người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, buồn nôn, nôn, sụt cân không rõ lý do thì nên cẩn thận ngay.
  • Đau và chướng bụng:

đau bụng chướng bụng
Đau bụng chướng bụng
Gan có trọng lượng nặng nhất trong cơ thể. Ở giai đoạn ung thư đầu tiên, tế bào ung thư khiến gan kích ứng và gây viêm gan, sưng và nở to. Do đó người bệnh sẽ thấy đau bụng kèm theo chướng bụng. Khối u càng phát triển thì bụn càng sưng to hơn. Vì thế ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này cần đi kiểm tra ngay lập tức.
  • Nước tiểu sẫm màu:

Bệnh ung thư gan có lây không
Nước tiểu sẫm màu
Khi mắc ung thư gan, lượng bilirubin trong máu tăng cao khiến màu nước tiểu sẽ thay đổi sang màu vàng sẫm cho đến màu nâu.
  • Vàng da:

Vàng da
Vàng da, vàng mắt
Với dấu hiệu này, rất nhiều người thắc mắc bệnh ung thư gan có lây không và e ngại không dám đến gần người bệnh. Nhưng thực tế,vàng da là dấu hiệu lâm sàng đầu tiên. Nó là dấu hiệu cảnh báo rõ rệt nhất trong giai đoạn đầu. Người bệnh cũng cần phải đặc biệt lưu lưu ý. Không chỉ đơn giản là suy giảm chức năng gan thông thường mà đây còn là triệu chứng ung thư gan giai đoạn đầu. Sự tích tụ bilirubin trong gan khiến da vàng hoặc mắt nên người bệnh cần theo dõi và thăm khám y tế sớm.
  • Ngứa da:

Không chỉ vàng da mà ung thư gan còn khiến bệnh nhân ngứa da. Tình trạng ngứa da hầu như không quá nghiêm trọng, nhưng nếu lâu ngày, các vết ngứa lan ra khắp cơ thể, điều này nghĩa là gan đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Triệu chứng ung thư gan giai đoạn cuối

Ung thư gan giai đoạn cuối biểu hiện rõ rệt và rất dễ nhận biết. Thông qua một số biểu hiện sau, người bệnh có thể xác định được tình trạng hiện tại của mình.

1. Mệt mỏi, sút cân nhanh

Mệt mỏi là phản ứng thông thường của người bệnh khi bị ung thư gan giai đoạn cuối. Khác với ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn cuối, người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, mất sức sống, thậm chí là mất đi khả năng lao động. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Cơ thể bị suy nhược nhanh chóng, không đi ngoài phân lỏng cũng táo bón kèm dịch nhầy. Bụng thường xuyên đau dữ dội, đầy hơi, chướng bụng to.
Mệt mỏi sút cân nhanh
Mệt mỏi sút cân nhanh
Tình trạng này khiến người bệnh sút cân nhanh. Có thể từ 5 – 6kg trong vòng một tháng, thậm chí là sụt cân nghiêm trọng hơn.

2. Gan to

Gan to
Gan to
Ở giai đoạn cuối, khối u trên gan ngày càng sưng to, kéo theo gan to lên theo. Khi này, gan đã hỏng nghiêm trọng. Người bệnh thậm chí còn có thể sờ thấy các khối u hình thành cục to nhỏ khác nhau ẩn hiện trên bề mặt bụng. Với triệu chứng này, nhiều người e ngại bệnh ung thư gan có lây không và tránh tiếp xúc với người bệnh. Nhưng thực tế, hiện trạng này lại “hành hạ” bệnh nhân nhiều hơn, khiến cơ thể suy kiệt nghiêm trọng và khó khăn trong việc sinh hoạt, di chuyển, ăn uống,…

3. Đau đớn

Đau đớn là một trong những triệu chứng không thể tránh khỏi. Gan trướng to sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới dạ dày. Điều này khiến dạ dày khó chịu và tạo ra những con đau kéo dàu. Những cơn này chỉ có thể dùng các loại thuốc giảm đau theo chỉ đinh để chấm dứt. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau sẽ chỉ càng gây hại hơn. Vì vậy ngoài chịu đựng đau đớn thì sẽ không còn cách nào khác để hết.

4. Cổ trướng

Đây là biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn này. Bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện phù nề cơ thể. Đặc biệt là các bộ phận như chi dưới, bụng. Các bộ phận cổ trướng cảm giác như bị ứ nước, màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ. Gan lúc này tự sinh ra chất dịch khiến khoang bụng lấp đầy và trướng to. So với giai đoạn đầu, dấu hiệu bệnh càng này khiến nhiều người e ngại bệnh ung thư gan có lây không và không muốn tiếp xúc với người bệnh hơn.

Bệnh ung thư gan có lây không?

Bệnh ung thư gan có lây không chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Nhiều người chưa tìm hiểu kỹ về căn bệnh này nên thường chủ động phòng ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc. Có người cũng lo sợ bệnh ung thư gan có lây qua đường ăn uống không nên cũng không ăn chung, ngủ chung. Thậm chí có người còn chưa tìm hiểu kĩ bệnh ung thư gan có lây qua đường hô hấp không đã “tự giác” kỳ thị, tránh xa người bệnh. Tuy nhiên, các quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Bệnh ung thư gan hoàn toàn không thể lây nhiễm. Bệnh lý này được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm chéo. Tuy nhiên, cũng không thể chủ quan. Ung thư gan không thể lây nhiễm, nhưng ung thư gan nguyên phát không rõ nguyên nhân thì có thể tồn tại mầm bệnh lây nhiễm chéo. Đặc biệt khi nguyên nhân ung thư đến từ virus viêm gan B, viêm gan C – bệnh lý có thể lây từ người này qua người khác thông qua đường máu, quan hệ không an toàn, di truyền từ mẹ sang con,…

Phòng ngừa ung thư gan như thế nào?

Phòng bệnh bao giờ cũng hơn chữa bệnh. Mỗi người cần phải tự chủ động phòng ngừa ung thư gan ngay từ bây giờ:
  • Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ. 3 – 6 tháng/ lần.
  • Không sử dụng bia rượu, chất kích thích. Có chế độ sinh hoạt lành mạnh
  • Sử dụng thực phẩm tươi ngon. Hạn chế đồ ăn dầu mỡ
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Tích cực vận động, rèn luyện thể chất, ổn định cân nặng phù hợp.
Với căn bệnh nguy hiểm như ung thư gan, thay vì lo lắng bệnh ung thư gan có lây không, bạn hãy chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện ra bệnh sớm và tiến hành điều trị kịp thời. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
This website uses cookies to improve your web experience.