Đái tháo đường là một căn bệnh được đánh giá là nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn chính là sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Trong đó, các biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường thường gặp bao gồm đau tim, suy tim và xơ vữa động mạch. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ bị đau tim sẽ tăng lên ngang với những người đã từng bị đau tim. Bệnh tim có xu hướng trầm trọng hơn nếu người bệnh mắc kèm theo bệnh nền là tiểu đường. Chính vì vậy, việc nhận thức được rủi ro biến chứng sẽ là bước đầu tiên để phòng ngừa nó. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra các lời khuyên hữu ích từ chuyên gia giúp người bệnh cải thiện bệnh và phòng tránh biến chứng hiệu quả hơn. Hãy cùng theo dõi nhé.
Mục lục
1. Kiểm tra lượng đường trong máu
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, bệnh tiểu đường được coi là một trong bảy nguyên nhân chính gây rs bệnh tim, huyết áp cao và cholesterol cao.
Kiểm tra lượng đường trong máu
Ngược lại, những người mắc bệnh tiểu đường cũng có nhiều khả năng mắc các biến chứng trên. Các bệnh lý trên có mối liên kết chặt chẽ với nhau. Bạn càng mắc nhiều bệnh lý thì rủi ro mắc biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường càng lớn. Chỉ riêng lượng đường trong máu cao cũng có thể làm hỏng mạch máu liên kết với tim. Nhưng nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ có thể cải thiện chức năng tim của bạn cùng một lúc. Vì vậy, người bệnh nên uống thuốc tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt đừng quên thăm khám định kỳ và liên hệ với bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào trong việc điều trị.
2. Áp dụng chế độ ăn uống tốt cho tim mạch
Để phòng ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng là yếu tố tối quan trọng. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đồng nghĩa như chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường.
Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Theo đó, người bệnh nên chọn ăn các loại trái cây và rau quả. Ngoài ra còn nên bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo và thực phẩm giàu protein như thịt nạc. Người bệnh cũng nên tránh ăn quá nhiều muối, đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
3. Vận động
Hoạt động thể chất không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường mà còn giúp insulin trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Giúp giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa biến chứng tim mạch
Thời lượng tập thể dục được khuyến nghị là hai tiếng rưỡi với cường độ vừa phải mỗi tuần. Bạn không cần phải tập liền 2 tiếng cùng một lúc. Thay vào đó, hãy chia nhỏ thời gian luyện tập ra thành 10 phút/lần tập. Hiệu quả vẫn được giữ nguyên như bài tập thời gian dài bình thường.
4. Duy trì cân nặng hợp lý
Để duy trì cân nặng hợp lý, bạn có thể áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim. Đặc biệt đừng quên luyện tập thói quen tập thể dục thường xuyên.
Duy trì cân nặng phòng ngừa biến chứng tim mạch
Nếu bạn thừa cân, giảm cân có thể làm giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Ngoài ra tập thể dục còn giúp tăng độ nhạy insulin trong cơ thể, phòng ngừa huyết áp cao hiệu quả.
5. Kiểm soát cholesterol và huyết áp
Kiếm soát cholesterol và huyết áp
Bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Theo đó, các bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường nên dùng thuốc điều trị cholesterol cao và huyết áp sớm hơn so với những loại thuốc khác khi bạn không mắc bệnh tiểu đường. Như vậy sẽ giúp điều trị cholesterol, huyết áp và giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường.
6. Ngừng hút thuốc
Ngưng hút thuốc phòng ngừa biến chứng tim mạch
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim vì chúng sẽ “phá hủy” các mạch máu trong cơ thể. Đây được coi là yếu tố nguy cơ giúp phòng ngừa bệnh tim hiệu quả. Nếu bạn là người thường xuyên hút thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng liệu pháp thay thế nicotine. Còn nếu bạn không hút thuốc lá, lưu ý hãy tránh xa khói thuốc.
7. Giảm căng thẳng
Buồn bã, tức giận và những cảm xúc mạnh mẽ khác đi kèm được coi thách thức trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Các dấu hiệu thể chất của căng thẳng ở mỗi người khác nhau, chủ yếu được thể hiện thông qua các vấn đề về tiêu hóa, khó ngủ và đau đầu.
Bệnh nhân tiểu đường nên giảm căng thẳng
Nếu không được kiểm soát nhanh chóng, căng thẳng lâu dài có thể làm tăng cả đường huyết lẫn huyết áp của bạn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xử lý căng thẳng hiệu quả hơn. Hãy tận dụng các bài tập thiền, yoga hoặc hít thở sâu. Hoặc có thể thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, làm vườn hoặc nghe nhạc.
Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng. Vì thế người bệnh cần tuân thủ việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Uống thuốc chỉ định đầy đủ, đúng giờ, có chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên tập luyện thể thao. Hy vọng các lời khuyên trên đã giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi.