Cỏ mực hay còn có tên gọi dân gian là cỏ nhọ nồi, đây là một loài cây mọc dại ở rất nhiều nơi trên đất nước ta. Theo Y học cổ truyền, cỏ mực là loại cây có vị chua, ngọt. Tác dụng của cỏ mực giúp làm bổ thận, đen tóc,….Vậy công dụng của cây cỏ mực giúp đem lại lợi ích gì cho cơ thể thì cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn dưới bài viết sau nhé!
Cây cỏ mực là gì?
Cỏ mực tên khoa học là Eclipta prostrata, thuộc họ nhà Cúc Asteraceae. Đây là loại thảo dược được sử dụng từ rất lâu đời trong nhiều bài thuốc cổ truyền ở các nước châu Á. Tác dụng của cỏ mực giúp điều trị các bệnh về gan, tiêu hoá và nhiễm trùng…Cỏ mực còn được dùng trong lĩnh vực mỹ phẩm hoặc sử dụng để làm thuốc nhuộm tóc.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra những công dụng tuyệt vời tiềm ẩn của loài thảo dược này trong quá trình điều trị bệnh. Vậy các công dụng của cỏ mực là gì thì mời bạn đọc tham khảo bài viết sau nhé!
Các công dụng tuyệt vời của cây cỏ mực
1. Tác dụng đối với gan
Từ lâu, các bác sĩ y học cổ truyền người Ấn Độ đã công nhận những công dụng của cây cỏ mực đối với gan. Vì trong cây cỏ mực có chứa hàm lượng cao chất flavonoid và các hoạt chất sinh học khác như wedelolactone. Họ cũng sử dụng cỏ mực để điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan vàng da, giúp tăng cường chức năng gan.

Cây cỏ mực còn có tác dụng giúp bảo vệ gan tránh khỏi các tác hại xấu của thực phẩm và các đồ uống có cồn.
2. Cây cỏ mực có tác dụng trong tiêu hóa
Theo các bài thuốc cổ truyền của người Ấn Độ, công dụng của cỏ mực tươi có thể giúp điều trị bệnh khó chịu dạ dày. Nó cũng được sử dụng để điều trị những bệnh rối loạn tiêu hóa, giúp chữa trị các chứng táo bón và khó tiêu.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, cỏ mực có chứa các hoạt chất có khả năng trung hoà axit và cải thiện đáng kể các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra các bệnh như ợ chua, ợ hơi,…

Công dụng của cỏ mực trong việc điều trị các bệnh về dạ dày đã được chứng minh qua các nghiên cứu khác nhau.
Theo Y học cổ truyền, cỏ mực là vị thuốc mang tính hàn, do vậy người bệnh không nên sử dụng cỏ mực để điều trị bệnh dạ dày trong các trường hợp: người thường xuyên đi phân lỏng, hay sống phân, người cơ địa hư nhược,..
Trường hợp người bệnh đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, trước và sau khi phẫu thuật muốn sử dụng cỏ mực cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
3. Giúp điều trị các bệnh viêm đường hô hấp
Cây cỏ mực có chứa các thành phần có khả năng trị các cơn ho khan, ho có đờm do cảm lạnh, bệnh cúm và nhiễm trùng đường hô hấp.

Tuy nhiên nên lưu ý rằng, công dụng của cỏ mực chỉ tốt nhất khi bệnh còn nhẹ, chưa có dấu hiệu nghiêm trọng có thể dẫn đến các tình trạng như khó thở. Chỉ nên sử dụng cỏ mực trong khoảng thời gian 2 tuần, nếu triệu chứng bệnh trở nặng, bạn nên gặp bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc.
4. Cây cỏ mực rất tốt cho tóc
Người ta cho rằng cây cỏ mực có thể thúc đẩy quá trình mọc tóc và giữ cho tóc luôn trong trạng thái chắc khỏe.

Cây nhọ nồi có chứa thành phần methanol, đây là yếu tố giúp kích thích các nang tóc, giúp điều trị rụng tóc và hói đầu. Thêm vào đó, công dụng của cỏ mực giúp ngăn ngừa tóc bạc sớm.
5. Tốt cho sức khỏe tim mạch

Tác dụng của cỏ mực có thể giúp làm ổn định đường huyết và làm giảm các chỉ số cholesterol xấu của cơ thể, điều kiện cần để chúng ta có một trái tim khỏe mạnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, khả năng giúp giảm huyết áp là bởi vì tính chất lợi tiểu của cây nhọ nồi. Khả năng hạ lipid máu trong đó dịch chiết ethanol của cỏ mực giúp giảm cân, tăng khối lượng gan, giảm mỡ máu ở chuột bị tăng mỡ máu.
Trên đây là 5+ công dụng của cỏ mực mang lại mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho bạn và sử dụng loại cây này một cách tốt nhất. Đừng quên theo dõi để biết thêm các thông tin hữu ích khác bạn nhé!